Tài liệu Đề cương ôn tập môn dẫn luận ngôn ngữ (có hướng dẫn)

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÂU HỎI ÔN TẬP

    Môn: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

    ã Phần chung

    1. Phân tích bản chất và chức năng của ngôn ngữ.

    Trả lời:

     Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

    ã Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh.

    ã Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.

    ã Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền.

    ã Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.

     Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt

    ã Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc thượng tầng.

    ã Ngôn ngữ không có tính giai cấp, không phân biệt tầng lớp xã hội.

    ã Ngôn ngữ không phải công cụ để sản xuất.

     Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp

    o Ngoài ngôn ngữ con người có thể dùng các phương tiện khác để giao tiếp, nhưng tất cả đều không đáp ứng được mục đích giao tiếp tốt như ngôn ngữ.

    o + Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh họat và lao động, có thể truyền tải trí tuệ, tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    o + Ngôn ngữ là công cụ đấu tranh sản xuất dù nó không sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó giúp con người lĩnh hội những kiến thức mới, hợp tác cùng phát triển

    o + Ngôn ngữ là công cụ để đấu tranh giai cấp. (dùng ngôn ngữ để tuyên truyền các đường lối, tư tưởng )

     Ngôn ngữ là công cụ của tư duy

    ã Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ hay câu nào mà không biểu hiện một khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại cũng không có khái niệm hay tư tưởng nào mà không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ.

    ã Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi khái niệm, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi nó được biểu hiện bằng ngôn ngữ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...