Tài liệu Đề cương ôn tập LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương ôn tập LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

    Câu 1
    Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập

    1. Cơ sở hình thành:
    Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. Hàng năm, tới mùa mưa nước sông Nin cuồn cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở hạ lưu sông Nin. Đất đai màu mỡ, cây cỏ tốt tươi, các loài động thực vật phong phú, nên ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh.
    Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh. Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước, một nhà sử học Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
    Về mặt dân cư, những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Sau này, một số bộ tộc Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc người Ai Cập cổ đại.
    Các thời kì lịch sử chính của Ai Cập cổ đại : Lịch sử Ai Cập cổ đại có thể chia ra làm 5 thời kì chính sau :
    ã Thời kì TảoVương quốc ( khoảng 3200 - 3000 năm TCN )
    ã Thời kì Cổ Vương quốc ( khoảng 3000 - 2200 năm TCN )
    ã Thời kì Trung Vương quốc ( khoảng 2200 - 1570 năm TCN )
    ã Thời kì Tân Vương quốc ( khoảng 1570 - 1100 năm TCN )
    ã Thời kì Hậu Vương quốc ( khoảng 1100 - 31 năm TCN )

    2. Thành tựu cơ bản:
    a) Chữ viết: Khoảng hơn 3000 nămTCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình . Muốn chỉ một vật gì thì họ vẽ những nét tiêu biểu của sự vật đó. Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì họ mượn ý. Thí dụ để diễn tả trạng thái khát thì họ vẽ ba làn sóng nước và cái đầu bò đang cúi xuống;

    để nói lên sự công bằng thì họ vẽ lông chim đà điểu ( vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau ).
    Từ chữ tượng hình, sau này người Ai Cập cổ đại đã hình thành ra hệ thống 24 chữ cái. Vào thiên niên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học cách viết của người Ai Cậpđể ghi lại các ngôn ngữ của mình. Về sau này, loại chữ viết ấy lại ít nhiều ảnh hưởng tới người Phênixi và người Phênixi đã sáng tạo ra vần chữ cái A , B .Những chữ tượng hình của người Ai Cập được khắc trên đá, viết trên da, nhưng nhiều nhất là được viết trên vỏ cây sậy papyrus. Đây là một loại “giấy” cổ xưa nhất, do vậy ngôn ngữ nhiều nước trên thế giới, giấy được gọi là papes, papier .Năm 1822, một nhà ngôn ngữ học người Pháp là Sampôliông ( Champollion ) đã tìm cách đọc được thứ chữ này.
    b) Về văn học: những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình , Người nông phu biết nói những điều hay .
    c) Tôn giáo : Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo, họ thờ rất nhiều thần. Ban đầu, mỗi vùng thờ mỗi vị thần riêng của mình, chủ yếu là những vị thần tự nhiên. Đến thời kì thống nhất quốc gia, bên cạnh những vị thần riêng của mỗi địa phương còn có các vị thần chung như thần Mặt trời ( Ra ), thần sông Nin (Osiris ).
    Người Ai Cập cổ tin rằng con người có hai phần : hồn và xác. Khi con người chết đi, linh hồn thoát ra ngoài nhưng có thể một lúc nào đó lại tìm về nơi xác ( Họ tin rằng như khi bị ngất , hồn thoát ra ngoài tạm thời ). Vì vậy những người giàu có tìm mọi cách để giữ gìn thể xác. Kĩ thuật ướp xác vì vậy cũng rất phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...