Chuyên Đề đề cương ôn tập kinh tế chính trị

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Học thuyết giá trị:
    Là lý luận về nền sản xuất hàng hóa với phạm trù trung tâm - phạm trù giá trị- Sản
    xuất hàng hóa giản đơn là cơ sở, tiền đề của phương thức sản xuất TBCN. Vì vậy học thuyết
    giá trị lao động là cơ sở lý luận của học thuyết giá trị thặng dư. Những vấn đề cơ bản của
    học thuyết giá trị lao động tập trung trong chương III: Sản xuất hàng hóa và các qui luật
    kinh tế của sản xuất hàng hóa.
    I.Sản xuất hàng hoá
    1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
    a. Khái niệm sản xuất hàng hóa. So sánh với sản xuất tự cấp tự túc.
    b. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
    b.1. Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội(PC LĐ XH) (điều kiện cần).
    b.1.1. Khái niệm phân công lao động xã hội.
    b.1.2. Sự phát triển của hệ thống phân công lao động xã hội dưới sự tác động của
    cách mạng khoa học công nghệ( CM KH-CN)
    b.1.3. Phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa (Nói cách
    khác vai trò của PC LĐ XH đối với sự ra đời của SX HH)
    b.2. Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất
    hàng hóa (Điều kiện đủ).
    b.2.1. Hiểu thế nào về sự tách biệt
    b.2.2. Nguyên nhân của sự tách biệt
    b.2.3 Vai trò của sự tách biệt đối với sự ra đời của SX HH
    (Chú ý: Phải hội đủ cả 2 điều kiện mới có sản xuất hàng hóa và ngược lại khi hội đủ
    hai điều kiệu thì nền sản xuất là SX HH ).
    2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.
    a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa thể hiện.
    a.1. Mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán.
    a.2. Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
    hội. Và mâu thuẫn giữa tính tư nhân và tính xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng
    hóa giản đơn.
    b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa thể hiện (so với sản xuất tự cung tự cấp).
    b.1. Thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, phá vỡ tính tự cấp tự túc, tính bảo
    thủ của sản xuất tự cấp tự túc, phát huy lợi thế về tự nhiên, kỹ thuật và con người .v.v
    b.2. Sản xuất hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và là động lực phát triển sản
    xuất.
    b.3. Bắt buộc phải thực hiện yêu cầu của các quy luật kinh tế trong sản xuất hàng hóa
    (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu ) và việc thúc đẩy sự phát triển của
    lực lượng sản xuất xã hội.


    b.4. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
    (Chú ý: 1. Ngoài những ưu thế kể trên, sản xuất hàng hóa còn có những mặt trái vốn
    có của nó. 2. Khi so sánh giữa SX HH với Sx tự cấp tự túc cần nhấn mạnh đến sự khác nhau
    về mục đích sản xuất, trình độ kỹ thuật và tính phụ thuộc vào tự nhiên, đặc biệt là năng suất
    lao động).
    II. Hàng hóa.
    1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.
    a. Khái niệm hàng hóa.
    Ba đặc trưng trong khái niệm hàng hóa: chú ý tới đặc trưng trao đổi mua bán
    b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Đã là hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính là giá trị sử
    dụng (GTSD) và giá trị
    b.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa
    b.1.1. Khái niệm giá trị sử dụng.
    b.1.2. Cơ sở quyết định giá trị sử dụng và vì sao GTSD là phạm trù vĩnh viễn.
    b.1.3. Giá trị sử dụng với sự phát triển của CM KH-CN và tri thức con người
    b.1.4 GT SD trong nền sản xuất hàng hóa.
    b.2. Giá trị của hàng hóa ( thực thể hay mặt chất của giá trị)
    b.2.1. Giá trị trao đổi.
    b.2.2 Giá trị là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
    hàng hóa.
    b.2.3. Giá trị là phạm trù biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng
    hóa và là phạm trù lịch sử.
    b.2.4 Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi
    b.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
    b.3.1. Tính thống nhất.
    b.3.2. Tính mâu thuẫn.
    b.3.3. Biểu hiện của mâu thuẫn.
    - Với tư cách là GT SD và với tư cách là giá trị
    - Sự tách rời giữa việc thực hiện giá trị và thực hiện GT SD
    b.3.4 Mâu thuẫn nội tại của hàng hóa
    2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.
    Lao động luôn là hoạt động cơ bản trong mọi hình thái KT - XH. Nhưng chỉ trong
    nền SX HH lao động mới có tính hai mặt: là lao động cụ thể và là lao động trừu tượng.
    a. Lao động cụ thể.
    a.1. Khái niệm lao động cụ thể.
    a.2. Lao động cụ thể và sự phát triển của hệ thống phân công lao động xã hội.
    a.3. Vai trò của lao động cụ thể: tạo ra GT SD của HH.
    b. Lao động trừu tượng.
    b.1. Khái niệm lao động trừu tượng.
    b.2. Là lao động đồng nhất, đồng chất của con người
    b.3. Vai trò của lao động trừu tượng: tạo ra GT của hàng hóa.
    b.4. Chỉ trong SX HH mới phải quy mọi lao động cụ thể thành lao động trừu tượng
    (Chú ý: Đây là tính 2 mặt của 1 lao động- lao động của người sản xuất hàng hóa -
    chứ không phải là 2 loại lao động).
    c. Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn.
    c.1. Lao động tư nhân và biểu hiện của nó.

    c.2. Lao động xã hội và biểu hiện của nó.
    c.3. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản
    xuất hàng hóa giản đơn.
    c.3.1. Biểu hiện của mâu thuẫn.
    - Sự phù hợp và không phù hợp của hàng hóa với nhu cầu xã hội.
    - Hao phí lao động cá biệt có thể phù hợp hoặc không phù hợp với hao phí
    lao động xã hội cần thiết.
    c.3.2. Mâu thuẫn cơ bản của SX HH giản đơn và khủng hoảng thừa
    d. Ý nghĩa của lí luận về tính hai mặt của lao động SX HH (do C. Mác phát hiện) đem lại
    cho học thuyết giá trị cơ sở khoa học thực sự.
    3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị.
    a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa: Thời gian lao động xã hội cần thiết.
    a.1. Lượng giá trị của hàng hóa và đơn vị đo lường
    a.2. Thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết
    a.3. Thước đo lượng giá trị: thời gian lao động xã hội cần thiết
    a.3.1. Định nghĩa thời gian lao động xã hội cần thiết
    a.3.2. Thời gian lao động xã hội cần thiết là đại lượng biến đổi, nên phải xem xét
    các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết tức lượng giá trị của hàng hóa
    b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
    b.1. Năng suất lao động.
    b.1.1 Khái niệm năng suất lao động
    b.1.2. Tác động của NSLĐ tới lượng giá trị của một hàng hóa
    b.2. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
    b.2.1. Hiểu thế nào làlao động giản đơn và lao động phức tạp.
    b.2.2 Tác động của chúng đối với lượng giá trị của hàng hóa
    b.3. Cường độ lao động.
    b.3.1. Khái niệm cường độ lao động
    b.3.2 Vai trò của cường độ lao động đối với giá trị của hàng hóa
    b.3.3. Thực chất của tăng cường độ lao động
    c. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa.
    W=c+v+m
    W: Giá trị hàng hóa
    c: Giá trị cũ (giá trị TLSX đã hao phí để sản xuất hàng hóa do lao động quá khứ
    tạo ra)
    v + m: Giá trị mới do lao động sống(lao động hiện tại) của người sản xuất hàng
    hóa tạo ra
    W= c+v+m
    = Giá trị cũ + Giá trị mới
    = Lao động quá khứ + Lao động sống
    d. Ý nghĩa thực tiễn rút ra của việc nghiên cứu
    .
    .

    .
    .

    .
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...