Tiểu Luận đề cương ôn tập kinh tế chính trị

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
    KINH TẾ CHÍNH TRỊ
    Câu 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Kinh Tế Học Chính Trị
    Khái niệm: Kinh tế học chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu các
    cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội gắn với mỗi giai đoạn phát triển
    trong xã hội.
    Đối tượng nghiên cứu:
    . Quan hệ xã hội(quan hệ giữa người với người trong tiêu dùng ) để hiểu
    bản chất trong quan hệ con người, hiểu bản chất xã hội, giai cấp khác.
    . Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng; Quy luật kinh tế, phạm trù kinh tế.
    . Quy luật kinh tế : là quy luật phản ánh mối liên hệ tất yếu, thừơng
    xuyên lặp lại của các đối tượng kinh tế.
    Phạm trù kinh tế : là những dấu hiệu đặc trưng biểu hiện sự hoạt động
    của các quy luật kinh tế (mang tính trừu tượng, khách quan).
    So sánh quy luật kinh tế – quy luật tự nhiên :
    + Giống nhau : Đều mang tính khách quan không phụ thuộc vào con
    người.
    + Khác nhau :Quy luật kinh tế mang tính hiện thực, gắn liền với lịch sử.
    Nó chỉ biểu hiện thông qua hoạt động của con người; Quy luật tự nhiên
    mang tính bền vững và tự nó phát huy tác dụng.
    Hệ thống quy luật kinh tế : có 3 dạng
    + Các quy luật kinh tế chung : tồn tại trong mọi phương thức sản xuất. Ví
    dụ : quy luật tăng năng suất, quy luật quan hệ sản xuất
    + Các quy luật chung, tồn tại trong một số phương thức sản xuất( ví dụ
    quy luật giá trị).
    + Các quy luật kinh tế đặc thù : có riêng trong từng phương thức sản xuất.
    Yêu cầu nghiên cứu quy luật kinh tế :
    + Khái niệm quy luật.
    + Nội dung quy luật.
    + Sự vận dụng quy luật.
    + Phạm trù đặc trưng của quy luật.
    + Yêu cầu của quy luật .
    + Tác dụng của quy luật.
    Câu 2 : Tái Sản Xuất Xã Hội Là Gì ?
    Tái sản xuất xã hội và các loại hình :
    . Tái sản xuất : Là quá trình sản xuất diễn ra liên tục và lặp lại theo thời
    gian.
    . Tái sản xuất xã hội : Là tổng thể của những tái sản xuất cá biệt trong
    mối quan hệ hữu cơ với nhau.
    . Tái sản xuất giản đơn : Là quá trình tái sản xuất được lặp ại thường
    xuyên với quy mô không đổi.
    . Tái sản xuất mở rộng : Là quá trình tái sản xuất có quy mô tăng lên, có
    2 hình thức :
    + Phát triển theo chiều rộng
    + Phát triển theo chiều sâu.
    Gọi W : năng suất lao động
    L0 : hiệu quả sử dụng vốn.
    S : số sản phẩm.
    V : nhân công lao động.
    C : vốn đầu tư sản xuất.
    Ta có : W = S S = W . V
    L0 = S S = L0 . C
    Giống nhau :
    đều làm tăng số lượng sản phẩm (S) và chiếm lĩnh thị trường.
    Khác nhau :
    Tái sản xuất theo chiều rộng tăng S chủ yếu dựa vào tăng V và tăng C.
    Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu chủ yếu dựa vào tăng W là L0 tức là
    chú trọng đến tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đồng vốn.
    Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng tăng sản phẩm đầu ra(S), và gia
    tăng dân số.
    Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu ngoài việc tăng dân số còn thực hiện
    đa dạng hóa sản phẩm.
    Nội dung của tái sản xuất xã hội :gồm có 4 nội dung
    . Tái sản xuất ra của cải vật chất, tái sản xuất ra quan hệ sản xuất, tái sản
    xuất sức lao động, tái sản xuất môi trường sống.
    . Tái sản xuất của cải vật chất (quan trọng nhất) : có thể bù đắp của cải
    vật chất con người đã sử dụng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    . Chỉ tiêu đánh giá kết quả tái sản xuất của cải vật chất là tổng hợp sản
    phẩm xã hội . Tổng hợp sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm do lao
    động trong các ngành sản xuất ra trong một năm.
    Tái sản xuất sức lao động nhằm :
    . Duy trì lực lượng lao động.
    . Bảo tồn phát triển nòi giống.
    Chú ý đến : Số lượng lao động + chất lượng lao động( trình độ học vấn )
    Tái sản xuất quan hệ sản xuất :
    Tái tạo lại các quan hệ sản xuất(giai cấp, con người). Quan hệ sản xuất
    phải phát triển, hoàn thiện , quan hệ sản xu61t phụ thuộc vào trình độ lao
    động,và quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Tái sản xuất môi trường sống : sự chạy đua sản xuất, thử nghiệm khoa
    học làm môi trường ô nhiễm. Vì vậy phải quan tâm đến cải thiện môi
    trường.
    Các khâu tái sản xuất xã hội : sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
    . Sản xuất : là khâu đầu tiên, tạo ra sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của con
    người, xã hội.Phụ thuộc vào giới hạn, quy mô nguồn lực, mức độ khả thi
    phuơng án,tài năng,trình độ nhà quản lý.
    . Phân phối, trao đổi: là khâu trung gian, thúc đẩy tốc độ gặp gỡ nhà sản
    xuất và tiêu dùng.
    . Tiêu dùng : là khâu cuối cùng của tái sản xuất. Là động cơ thúc đẩy sản
    xuất phát triển.
    Tiêu dùng sản phẩm, có 2 loại : tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...