Tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1

Thảo luận trong 'Lớp 11' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

    I. Lí thuyết
    Chương I. Biến dị
    1. Gen và mã di truyền
    1.1: Gen: - Khái niệm gen
    1.2 Mã di truyền: - Khái niệm mã di truyền. - Đặc điểm của mã di truyền
    - Số bộ 3: 64; số bộ 3 mã hoá a.a: 61; Bộ 3 kết thúc, bộ 3 mở đầu: AUG
    2. Quá trình tổng hợp ADN: + Các yếu tố tham gia: nuclêtôtit, enzim, thời điểm? + Diễn biến? + Nguyên tắc tổng hợp, kết quả?
    3. ARN: + Cấu trúc và chức năng từng loại ARN (mARN, tARN, rARN)
    + Quá trình tổng hợp ARN (thời điểm, vị trí, các yếu tố tham gia, nguyên tắc?
    4. Quá trình tổng hợp prôtêin:
    + Các yếu tố tham gia: mARN khuôn, A.a tự do, Ribôxom, tARN.
    + Diễn biến: Giai đoạn mở đầu, giai đoạn kéo dài chuỗi p.p, giai đoạn kết thúc.
    + Kết quả tổng hợp
    5. Điều hoà hoạt động của gen + Khái niệm + Cấu trúc của opêrôn Lac ở E.coli? Vai trò của từng yếu tố trong operon? + Cơ chế hoạt động của Opêron Lac?
    6. Đột biến gen: + Khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến, các dạng đột biến điểm?
    + Các loại tác nhân gây đột biến, nguyên nhân gây đột biến,
    + Cơ chế phát sinh đột biến, hậu quả đột biến?
    Chú ý: nắm chắc cơ chế gây đột biến gen của 5BU, guanin dạng hiếm, các bệnh ở người do đột biến gen gây nên (bệnh hồng cầu, bệnh mù màu, phênikêtô niệu .)
    8. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nst? + Nhiễm sắc thể có cấu trúc như thế nào? Vai trò của từng yếu tố trong cấu trúc của nst? + Cấu trúc siêu hiển vi?
    + Khái niệm đột biến cấu trúc nst, nguyên nhân?
    + Các dạng đột biến cấu trúc nst: (khái niệm, hậu quả, ví dụ ý nghĩa .?)
    9. Đột biến số lượng nst
    * Đột biến lệch bội: Khái niệm, phân loại, cơ chế phát sinh, hậu quả, ví dụ minh hoạ?
    Chú ý: Các dạng đột biến lệch bội ở người (Đao, Siêu nữ, claiphentơ, Tơcnơ)?
    * Đột biến đa bội: + Khái niệm thể đa bội, đa bội chẵn, đa bội lẻ.
    + Cơ chế phát sinh thể đa bội. + Đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa, ứng dụng thể đa bội?
    Chương 2: Quy luật di truyền
    1. Các khái niệm: tính trạng, thể đồng hợp, thể dị hợp, thuần chủng, lai thuận, lai nghịch, lai phân tích?
    2. Các quy luật Men đen: Quy luật phân li, quy luật phân li độc lập (thí nghiệm, nội dung, cơ sở tế bào học, điều kiện nghiệm đúng định luật, ý nghĩa của quy luật)?
    3. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen: Khái niệm tương tác gen, các kiểu tương tác (bổ sung, cộng gộp, (ví dụ điển hình cho mỗi quy luật), tính trạng số lượng, gen đa hiệu?
    4. Liên kết gen và hoán vị gen:
    + Thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết, hiện tượng hoán vị, cơ sở tế bào của liên kết gen, hoán vị gen, ý nghĩa của hiện tượng liên kết và hoán vị gen?
    5. Di truyền liên kết với giới tính + Cấu trúc nst giới tính? + Cơ chế xác đinh giới tính bằng nst ở sinh vật? + Đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên X, trên Y?
    + Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
    6. Di truyền ngoài nhân: + Gen ở tế bào chất có ở bào quan nào? Đặc điểm di truyền của tính trạgn do gen nằm ngoài nhân quy định?
    7. Sự biểu hiện của gen: + Mức phản ứng: khái niệm, ví dụ, đặc điểm, ý nghĩa?
    + Vai trò của giống, kĩ thuật chăm sóc, năng suất?
    Chương 3: Di truyền học quần thể
    1. Khái niệm : quần thể, quần thể giao phối, quần thể tự phối, vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen (cấu trúc di truyền)?
    2. Đặc điểm di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
    3. Phương pháp tính tần số alen, tần số kiểu gen?
    4. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?
    5. Định luật Hacđi – Vanbec: nội dung, điều kiện nghiệm đúng, ý nghĩa?
    Chương 4: Ứng dụng di truyền vào chọn giống
    1. Quy trình tạo giống mới?
    2. Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp lai (biến dị tổ hợp): phương pháp, đối tượng, ưu điểu, nhược điểm, thành tựu
    3. Ưu thế lai: khái niệm, cơ sở di truyền, phương pháp tạo ưu thế lai, đặc điểm của ưu thế lai?
    4. Tạo giống đột biến: Quy trình, Đặc điểm? Ví dụ? (Trang 51,52 – sách hướng dẫn ôn tập)
    5. Công nghệ tế bào thực vật: Nuôi cấy mô tế bào, nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, lai tế bào xôma (đặc điểm, ý nghĩa của từng phương pháp).
    6. Công nghệ tế bào động vật: Phương pháp nhân bản vô tính, ý nghĩa của phương pháp này?
    7. Cấy truyền phôi?
    8. Công nghệ gen: Khái niệm công nghệ gen, kĩ thuật chuyển gen, sinh vật biến đổi gen? Các bước chính trong kĩ thuật chuyển gen? Kĩ thuật tạo động vật biến đổi gen? Thành tựu trong kĩ thuật tạo động vật biến đổi gen, thực vật biến đổi gen, vi sinh vật biến đổi gen.
    Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
    1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người:
    + Nghiên cứu phả hệ: nội dung, kết quả
    + Nghiên cứu tế bào: phương pháp, kết quả
    + Nghiên cứu trẻ đồng sinh: trẻ đồng sinh cùng trứng, trẻ đồng sinh khác trứng.
    2. Di truyền y học:
    + Bệnh di truyền phân tử: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả, ví dụ: bệnh phêninkêtô niệu .
    + Bệnh tật do đột biến nst: Hội chứng Đao, hội chứng 3X; Claiphentơ, Tơcn .
    + Bệnh ung thư: Khái niệm, tác nhân, cơ chế, đặc điểm?
    3. Bảo vệ vốn gen của loài người:
    + Gánh nặng di truyền
    + Biện pháp bảo vệ vốn gen loài người: Tạo môi trường sạch, Tư vấn di truyền, Liệu pháp gen .
    Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

    1. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
    - Bằng chứng giải phẫu so sánh (mục I) . Bằng chứng phôi sinh học (mục II)
    2 HỌC THUYẾT ĐACUYN:Thuyết tiến hoá của Đacuyn (mục II) :
    3. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
    - Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá (mục I) .Các nhân tố tiến hoá (mục II)
    4. LOÀI: - Khái niệm loài sinh học (mục I) .Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài (mục II)
    5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
    - Hình thành loài khác khu vực địa lí (mục I) . Hình thành loài cùng khu (mục II)
    6. TIẾN HOÁ LỚN
    - Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống (mục I) . Một số thực nghiệm về tiến hoá lớn (mục II)
    7. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG- Tiến hoá hoá học (mục I). Tiến hoá tiền sinh học (mục II). Tiến hoá sinh học.
    8. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
    - Hoá thạch và vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới (mục I).
    - Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại đại chất (mục II) :
    9. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
    - Quá trình phát sinh loài người hiện đại (mục I)
    - Người hiện đại và sự tiến hoá văn hoá (mục II) .
    II. Bài tập;
    1 Bài tập về các quy luật di truyền.
    2 Bài tập về di truyền quần thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...