Tài liệu đề cương ôn tập đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam. Đề cương tóm tắt của bộ GD&DT Free

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Tài liệu free cho mọi người

    CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
    ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    7. Nhiệm vụ của sinh viên:
    - Phải nghiên cứu trước giáo trình, đọc các tài liệu có liên quan đến môn học theo sự hướng
    dẫn của giảng viên; chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.
    - Tham dự các buổi thảo luận, các buổi lên lớp theo quy định.
    8. Tài liệu học tập:
    - Chương trình môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo
    dục và Đào tạo ban hành
    - Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo
    chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản.
    - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Các Văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam
    9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên. Theo quy chế hiện hành về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.

    10. Chương trình môn học:
    Chương mở đầu
    ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH
    MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu
    a) Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
    - Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
    phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
    công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin
    và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ
    làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
    - Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
    về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng
    của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị .của Đảng.
    b) Đối tượng nghiên cứu môn học
    - Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính
    sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến
    cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách
    mạng Việt Nam.
    - Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng
    trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới
    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC

    1. Phương pháp nghiên cứu
    a) Cơ sở phương pháp luận
    Nghiên cứu, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải trên cơ
    sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm có ý nghĩa phương
    pháp luận của Hồ Chí Minh.
    b) Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có
    sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể
    hoá và trừu tượng hóa . thích hợp với từng nội dung của môn học.
    2. Ý nghĩa của học tập môn học
    a) Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách
    mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    b) Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của
    Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
    c) Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết
    những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.



    Chương I
    SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

    I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
    a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
    - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
    và chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa.
    - Hậu quả chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc: Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức
    với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở
    các nước thuộc địa.
    b) Chủ nghĩa Mác-Lênin
    - Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.
    - Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào yêu nước và
    phong trào công nhân phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng
    cộng sản Việt Nam
    c) Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
    - Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầu một thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc,
    thời đại giải phóng dân tộc”1.
    - Sự tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 đối với cách mạng Việt Nam
    - Quốc tế Cộng sản: Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc
    truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ đạo về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.
    2. Hoàn cảnh trong nước
    a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
    - Chính sách cai trị của thực dân Pháp
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...