Đồ Án Đề cương: nợ công và khủng hoảng nợ công 2006-2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề cương: Nợ công và khủng hoảng nợ công hiện nay giai đoạn 2006-2010

    Đề cương chi tiết đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ
    Nợ công
    Chương 1: Tổng quan về nợ công
    1.1) Khái niệm nợ công
    - Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (WB), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh.
    - Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công được hiểu là nợ của khu vực tài chính công và nợ của khu vực phi tài chính công.
    - Theo quan điểm của Luật quản lý nợ công Việt Nam: Nợ công bao gồm: nợ chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.
    1.2) Phân loại nợ công
    1.2.1) Phân loại theo nguồn vay nợ:
    - Nợ trong nước: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư trong nước
    - Nợ nước ngoài: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư nước ngoài
    1.2.2) Phân loại theo chủ thể nợ
    - Nợ của chính phủ
    - Nợ của địa phương
    - Nợ do chính phủ bảo lãnh
    1.2.3) Phân loại theo thời hạn nợ
    - Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống.
    - Nợ trung hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm.
    - Nợ dài hạn: các khoản nợ có thời hạn từ trên 10 năm.
    1.3) Các đặc trưng cơ bản của nợ công:
    - Nợ công là khoản nợ mà chủ thể chịu trách nhiệm trả nợ là nhà nước
    - Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    - Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung.
    1.4) Mục đích sử dụng nợ công
    Theo luật ngân sách năm 2002 của Việt Nam thì nhà nước huy động nợ nhằm những mục đích sau:
    - Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
    - Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn.
    - Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
    - Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật.
    - Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
    1.5) Những tác động của nợ công đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước:
    - Tác động tích cực:
    +Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước
    + Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư
    + Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.
    -Tác động tiêu cực:
    + Xét về dài hạn nếu nợ công tăng quá mức và mức độ sử dụng lại không hiệu quả thì sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần của nền kinh tế, từ đó dẫn đến các cuộc khủng hoảng trầm trọng
    1.6) Các công cụ quản lý nợ công
    Theo Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2010, Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện nợ công thông qua 4 công cụ:
    - Chiến lược dài hạn về nợ công;
    - Chương trình quản lý nợ trung hạn;
    - Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ;
    - Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công


    Chương 2: Tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay
    2.1) Xu thế nợ công toàn cầu
    - Nợ công thế giới liên tục tăng
    - Khủng hoảng nợ công diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho cả quốc gia, khu vực và thế giới ( nợ công ở Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, .)
    2.2) Tình hình nợ công của Việt Nam
    2.2.1) Cơ cấu nợ công
    2.2.2) Quy mô nợ công
    2.2.3) Tình hình sử dụng nợ công
    - Giải ngân vốn chậm trễ.
    - Hiệu quả đầu tư thấp.
    2.2.4) Tình hình trả nợ công


    Chương 3: Đánh giá phân tích tình hình nợ công của Việt Nam, dự báo và kiến nghị giải pháp
    3.1) Đánh giá phân tích nợ công của Việt Nam
    3.1.1) Về số liệu thống kê
    - Nhìn nhận chưa đúng về nợ công: nợ công theo bộ tài chính cung cấp là nợ của nhà nước, còn nợ công thực sự lớn hơn nhiều.
    - Sự thiếu minh bạch, công khai trong vấn đề nợ công của nhà nước.
    - Những hạn chế trong phương pháp tính nợ
    3.1.2) Cơ cấu nợ công
    - Tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao dễ khiến Chính phủ mất đi tính chủ động khi ứng phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tâm lý của nhà đầu tư quốc tế.
    3.1.3) Hiệu quả sử dụng nợ công
    - Hiệu quả sử dụng nợ công thấp thể hiện qua chỉ số ICOR cao
    3.2) Dự báo về tình hình nợ công của Việt Nam
    - Nợ công ở Việt Nam có đặc điểm giống với nợ công của các quốc gia lâm vào khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
    - Ngoài ra còn có đặc điểm khác đó là :
    + Cơ cấu nợ nước ngoài trong tổng nợ công của Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn và đang tăng nhanh, trong khi hiệu quả đầu tư của các dự án sử dụng vốn từ các khoản nợ lại thấp.
    + Việt Nam sẽ dần dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình.
    3.3) Những kiến nghị giải quyết tình hình nợ công ở Việt Nam
    - Thay đổi cơ cấu nợ
    - Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả
    - Sử dụng hiệu quả nợ công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...