Thạc Sĩ Đề cương nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung ứng tín dụng Ngân hàng Thương mại ở Việ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (ĐỀ CƯƠNG THẠC SỸ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

    MỤC LỤC


    I. LÝ DO NGHIÊN CỨU :

    II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

    IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

    V. CƠ SỞ LÝ THUYẾT :

    1. Cơ sở lý thuyết:

    2. Các nghiên cứu trước.

    VI. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU :

    VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

    VIII. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

    IX. Ý NGHĨA:

    X. DỰ KIẾN KẾT CẤU ĐỀ TÀI :

    XI TÀI LIỆU THAM KHẢO:


    I. LÝ DO NGHIÊN CỨU :


    Sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng. Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam được coi là khâu đột phá và có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Thứ nhất, ngành ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc đầy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và hợp tác kinh doanh. Thứ hai, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự phát triền kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% GDP và mỗi năm ngành ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Thứ ba, ngành ngân hàng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Như vậy, xét trên cấp độ vĩ mô, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng chống chọi với các cú sốc tiêu cực, đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong đó, mức cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe của toàn hệ thống ngân hàng.

    Ngân hàng còn là nơi tích tụ, tập trung và thu hút mọi tiềm năng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động của hệ thống ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên thực tế trong những năm gần đây cho thấy ngân hàng chưa hoàn thành tốt vai trò của mình đối với nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Quy mô tín dụng ngoài quốc doanh mới chiếm một phần rất nhỏ bé trong tổng dư nợ, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này. Trong khi đây là khu vực năng động nhất, đóng góp vào GDP ngày càng lớn, có số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, nhất kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời.

    Đặc biệt trong năm 2011, để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp sử dụng các công cụ của mình để từng bước thắt chặt tiền tệ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền đồng nên ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị tổn thất và trì trệ.

    Vì hoạt động tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng ở cả cấp độ vĩ mô và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nên việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung ứng tín dụng của ngân hàng là hết sức cần thiết. Nó cho chúng ta một bằng chứng khoa học cụ thể để có thể giài thích hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, qua đó góp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đó là lý do, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.” để nghiên cứu.

    II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

    Tín dụng Ngân hàng có tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường nó có vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy các lực lượng sản xuất xả hội phát triển. Nhờ có nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng mà các doanh nghiệp có điều kiện bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, mở rộng sản xuất , cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất tiêu thụ, tạo điều kiện duy trì mối quan hệ giữa sản xuất,lưu thông hàng hóa với tiêu dùng xã hội.

    Ngày nay trong quá trình toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng cường, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do đó tín dụng Ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các nước cũng trở nên nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển.

    Như vậy hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế. Chúng ta biết rằng Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. vấn đề đặt ra là trong tình hình kinh tế Việt Nam thì những yếu tố nào tác động đến mức cung ứng tín dụng của Ngân hàng thương mai bao gồm cả yếu tố vĩ mô và vi mô.
    Từ những quan điểm trên, nghiên cứu này sẽ cố gắng xác định các yếu tố chính tác động đến lượng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2011.

    III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

    Đề tài cần đạt được các mục tiêu sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...