Tài liệu Đề cương môn Luật Tố tụng dân sự (Gồm 30 câu hỏi thường gặp và đấp án)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Hãy cho biết trong các khẳng định sau đây khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? Tại sao?
    1. tại phiên toà phúc thẩm mà các đương sự thoả thuận được với nhau thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự.
    Sai, bởi lẽ theo quy định tại khoản 1 Điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự thì: Tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
    2. không phải các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại đều thuộc thẩm quyền của toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
    Đúng, bởi lẽ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì chỉ các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại sau đây thuộc thẩm quyền của toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:
    1) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
    a) Mua bán hàng hoá;
    b) Cung ứng dịch vụ;
    c) Phân phối;
    d) Đại diện, đại lý;
    đ) Ký gửi;
    e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
    g) Xây dựng;
    h) Tư vấn, kỹ thuật;
    i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
    k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
    l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
    m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
    n) Bảo hiểm;
    o) Thăm dò, khai thác.
    2) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
    3) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
    3. trong một số trường hợp cá nhân không được uỷ quyền cho người khác khởi kiện thay cho mình.
    Đúng, bởi lẽ theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
    4. trong mọi trường hợp khi có bản án, quyết định giải quyết vụ án của toà án đã có hiệu lực pháp luật đương sự không có quyền khởi kiện lại.
    Sai, bởi lẽ theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự thì sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
    5. trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được toà án chấp nhận.
    Sai, bởi lẽ theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự thì: Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
    6. trong một số trường hợp HộI đồng xét xử hoãn phiên toà sơ thẩm, nếu người làm chứng vắng mặt tại phiên toà.
    Đúng, bởi lẽ theo quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự thì: 2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử; trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên toà theo quyết định của Hội đồng xét xử.
    7. trường hợp người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm mà không có lý do chính đáng, TOà án không phải hoãn phiên toà.
    Đúng, bởi lẽ theo quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự thì: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án tiến hành xét xử vụ án; trong trường hợp này, đương sự tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
    8. toà án chỉ giải quyết việc xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ khi có tranh chấp.
    Đúng, bởi lẽ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự thì: . Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thuộc thẩm quyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...