Tài liệu Đề cương môn ký sinh trùng 1

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1, Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người. lấy thí dụ để chứng minh
    Trả lời:
    · Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết cao
    Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng loạt khi không có vaxin
    · Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít. Tác hại là âm thầm, dai dẳng, gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý. Những tác hại thường thấy là:
    · làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
    ví dụ: lợn nhiễm sán ruột lợn bị giảm tăng trưởng 3kg/ tháng so với lợn không bị nhiễm sán.
    · làm giảm năng suất chuồng nuôi:
    ví dụ:
    +thịt: do tăng trọng của vật nuôi giảm nên năng suất thịt giảm
    + trứng: gà bị nhiễm sán lá sinh sản không có khả năng đẻ trứng hoặc là trứng dễ vỡ
    + sữa: bò nhiễm sán lá gan thì sản lượng sữa 15%
    · làm giảm phẩm chất sản phẩm chăn nuôi:
    ví dụ: +nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất
    +cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất kém
    +trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này không thuộc được
    · giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súc
    ví dụ:vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của gia súc

    · có 1 số loại KST còn truyền lan từ gia súc sang người, gây nguy hiểm cho người
    ví dụ: bệnh gạo, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, giun bao
    · bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm kế phát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...