Tài liệu đề cương máy động lực

Thảo luận trong 'Giao Thông Vận Tải' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung động cơ đốt trong kiểu píttông?
    Câu 2 Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ (xăng và diezel)?
    Câu 3 Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ ?
    Câu 4 Các thông số chỉ thị và thông số có ích của động cơ đốt trong?
    Câu 5 Nhiện vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu biên tay quay?
    Câu 6 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của cơ cấu biên tay quay?
    Câu 7 Nhiện vụ, cấu tạo và hoạt động của cơ cấu phân phối khí loại có van (van treo và van đặt bên) ?
    Câu 8 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của CCPPK? Pha phân phối khí?
    Câu 9 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn động cơ?
    Câu 10 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống bôi trơn động cơ?
    Câu 11 Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát động cơ bằng nước?
    Câu 12 Cấu tạo, hoạt động của van nhiệt và van không khí, van áp suất?
    Câu 13 Nhiệm vụ, sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng?
    Câu 14` Cấu tạo, hoạt động của bộ chế hoà khí đơn giản?
    Câu 15 Các yêu cầu cơ bản đối với bộ chế hoà khí? Phân tích đặc tính của bộ chế hòa khí đơn giản từ đó rút ra kết luận.
    Câu 16 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận định lượng chính của chế hòa khí.
    Câu 17 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận tiếp kiệm của chế hòa khí.,
    Câu 18 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận tăng công suất của chế hòa khí.?
    Câu 19 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận chạy không tải của chế hòa khí?
    Câu 20 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận khởi động và bơm tăng tốc ?
    Câu 21 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diezel?
    Câu 22 Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một nhánh bơm cao áp?
    Câu 23 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của và bộ điều tốc ly tâm.
    Câu 24 Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun kín?
    Câu 25 Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng nguồn điện một chiều.
    Câu 26 Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng Manhêtô
    Câu 27 Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng bán dẫn.
    Câu 28 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng (nguồn điện một chiều, ống tăng thế, công tắc ngắt nối, bộ chia điện .).
    Câu 29 Nhiệm vụ, phân loại và phương pháp khởi động động cơ bằng động cơ phụ?
    Câu 30 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động động cơ bằng động cơ điện?
    Câu 1: Nhiệm vụ , phân loại cấu tạo chung động cơ đốt trong kiểu pittông
    _Nhiệm vụ của động cơ đốt trong là chuyển nhiệt năng do phản ứng cháy của nhiên liệu tạo ra thành cơ năng làm quay trục cơ rồi thông qua hệ thông truyền lực đến bánh xe chủ động của ô tô máy kéo làm cho nó chuyển động hay là đến các máy công tác khác.
    _phân loại động cơ đốt trong:
    Phân loại theo phương pháp tạo hỗn hợp cháy: 2 loại DCDT tạo hh cháy bên ngoài xi lanh và động cơ với việc tạo hh cháy ở bên trong xi lanh
    Phân loại theo p p thực hiện chu kì làm việc: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì
    Phân loại theo số lượng trong động cơ: động cơ1 xilanh , 2 xilanh, 3 xilanh, .
    Phân loại theo cách bố trí xilanh trong động cơ: xilanh dk xếp theo 1 hàng thẳng. Xilanh xếp theo chữ V, xếp theo hình tròn, xilanh xếp trong mặt phẳng, 2 xilanh trong hàng
    _Cấu tạo chung:
    +cơ cấu biên tay quay(tiếp nhận áp lực cháy) biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu
    +cơ cấu phân phối khí đóng mở cửa nạp cửa xả theo quy luật nhất định tụy thuộc thứ tự làm việc của động cơ
    +hệ thống làm mát giảm cưỡng bức nhiệt độ trong động cơ nhỏ hơn giới hạn cho phép giúp động cơ hoạt động bình thườg
    +hệ thống bôi trơn đưa dầu bôi trơn với áp suẩt nhất định tiến đến bề mặt các chi tiết. Tiếp xúc trực tiếp và chuyển động tương đối nhằm giảm ma sát , hạn chế mài mòn sinh nhiệt
    +hệ thống cung cấp nhiên liệu tạo hỗn hợp cháy( khí sạch và nhiên liệu) bên trong động cơ
    Đối với động cơ xăng tạo hỗn hộ cháy phù hợp với tưng chê độ làm việc của động cơ
    Đối với động cơ điêzen tạo ra hỗn hợp nhiên liệu có áp suất cao cho vòi phun ,phun tơi buồng đốt, đúng thời điểm theo thứ tự làm việc của xilanh
    +hệ thống đánh lửa chỉ có ở động cơ xăng
    +hệ thống khởi động động cơ
    Câu 2: Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ (xăng và diezel)?
    Nguyên tắc hoạt động cơ bản:hỗn hợp không khí và nhiên liệu được đốt trong buồng đốt của động cơ khi đốt cháy làm nhiệt độ tăng làm cho khí đốt giãn nở tạo nên áp suất tác dụng nên pittông đẩy pittong di chuyển
    Chu kì làm việc gồm 4 kì nạp nén nổ xả
    Đối với động cơ 4 kì chu trình làm việc được thưc hiện bởi 4 lận dịch chuyển pittông từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới và ngược lại nghĩa là tương ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu
    1,quá trình nạp :trong kì này(van nạp mở van xả đóng) hổn hợp không khí, nhiên liệu được nạp vào trong lúcpittong dịch chuyển từ diểm chết trên xuống điểm chết dưới, van nạp đóng muộn hơn điểm chết trên 1 góc y2
    2, quá trinh nén trong kì này 2 van đều đóng pittông nén hòa khí trong buồng đốt và di chuyển từ đcd nên đct
    3, quá trình cháy và giãn nở( sinh công các van tiếp tục đóng) hổn hợp khí và nhiên liệu tiếp tục đóng. Vì nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất của hổn hợp khí tăng làm chp pittong chuyển động từ đct xuống đcd
    Đối với động cơ diezen hỗn hợp cháy không đều lúc đầu cháy chậm sau đó cháy nhanh
    4, quá trình thải(van nạp đóng van xả mở) pittong chuyển động từ đcd nên dct đẩy khí thải ra ngoài .để xả sạch van xả mở sớm hơn so với đcd
    Đối với động cơ 2 kì pittong đi từ đct xuống đcd và ngược lại
    Đói với động cơ 4 kì về cơ cấu phân phối khí đóng mở cửa nạp cửa xả nhờ sự dịch chuyển pittong trong xilanh
    Động cơ 2 kì:
    Kì1: hỗn hợp cháy trong xilanh giãn nở và sing công pittong chuyển động từ đct xuống đcd, mở cửa xả, hỗn hợp cháy ra ngoài. đóng cửa nạp nén sơ bộ hỗn hợp cháy ở đáy tăcte. Mở cửa thổi quét khí hỗn hợp ở dưới đáy tắcte thổi vào trong xilanh
    Kì 2: thể tích cácte tăng, áp suất giảm với động cơ xăng hút chất cháy với động cơ diezen hút không khí sạch
    Câu3 :Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ ?
    Quá trình nén : pittông chuyển động tờ dưới nên . hh cháy bị nén lại và bị đốt cháy khi pittong ở DCT . khoảng trống trong cacte do giảm áp suất nên hh cháy dk dồn vào.
    Quá trình sinh công( kì 2) pitong bị đẩy xuống dưới do áp lực của quá trình cháy . pittong .hh ở cacte bị nén lại khi pitong đóng cửa vào
    Quá trình xả khí : xả khí cháy rồi ra ngoài khi pittong rời điểm chết dưới ,hh cháy mới được thổi từ các te qua các cửa thổi vào xi lanh và khí cháy rồi của chu kì trước được xả ra ngoài.
    Câu4:Các thông số chỉ thị và thông số có ích của động cơ đốt trong?
    thông số chỉ thị dựa vào lý thuyết tính toán ra, đặc chưng chu trình làm việc của đông cơ
    thông số có ích khả năng làm việc của đông cơ
    1.thông số chỉ thị
    a) công suất chỉ thị: có i xilanh thì công suất chỉ thị được xác định theo công thức
    N= p_i.V_h.i.N/30τ (kw)


    N_i=p_i.V_h.i.N.〖10〗^(-2)/20,07τ (mã lực)
    Trong đó N là tốc độ. τ là chu kì
    b) hiệu suất chỉ thị là tỉ số giữa công chỉ thị với nhiệt lượng tiêu hao
    η=L_i/(〖CT〗_nl 〖.Q〗_h ) ((J))/((m^3 ).(J⁄(m^3)))
    Động cơ xăng η=0.25ư0,35
    Động cơ diezen η=0,28ư0,5
    c) suất tiêu hao nhiên liệu chỉ thị
    Tính kinh tế động cơ lượng nhiên liệu được tiêu hao kw/h làm việc
    G_i=(G_nl 〖10〗^5)/(13,55N_i ) (g/mã lực)
    1 mã lực=0,736kw
    2.thông số có ích
    a)công suất có ích công suất ở trên trục động cơ nhỏ hơn công suất chỉ thị do ma sát giữa bề mặt tiếp xúc
    N_e=N_i-N_t N_t: tổng công suất hao hụt
    Nếu P_e≫ N_e=(P_e V_h)/30τ i.n
    b) hiệu suất có ích tỉ số lượng nhiên liệu
    n_e=L_e/(G_nl Q_H )
    Đối với động cơ xăng〖 n〗_e=0,18ư0,3, điezen =0,27ư0,112
    c) công suất tiêu hao nhiên liệu riêng


    g_e=G_(∙nl)/N_e .〖10〗^3 ( g/kwh)


    g_e=(G_nl 〖10〗^5)/(13,55N_e ) (g/mã lực)


    Đối với động cơ xăng g_(e=)105ư240.diezen= 110:150
    Câu5 Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của cơ cấu biên tay quay
    Nhiệm vụ:tiếp nhận công của khí cháy biến chuyển động tịnh tiên khứ hồi của pittong thành chuyển động quay của truc khuỷu và ngược lại
    Cấu tạo chung: 1- xilanh,2-nắp xilanh,3-pittong,4-tay biên,5-trục khuỷu,6-bánh đà
    Nguyên tăc hoạt động : quá trình cháy sảy ra dẫn đến áp suất tăng tác dụng nên đỉnh (đáy) pittong .đỉnh pittong chuyển động trong xilanhthoong qua tay biên dẫn đến quay trục khuỷu .đầu trục khuỷu lắp bánh đà 6, khi trục khủy quay bánh đà tiếp xúc dưới dạnh động năng nhờ năng lượng này giúp pittong dịch chuyển qua điểm chết
    Câu6: Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của cơ cấu biên tay quay?
    Cấu tạo xilanh là một ống trụ tròn xoay được làm bằng gang thép chịu nhiệt chịu mài mòn cao khi động cơ làm việc xilanh chịu tải trọng lớn do áp suất của khí cháy ,chịu nhiệt độ cao do đốt cháy hỗn hợp, ngoài ra còn bị mài mòn do nhóm pittong chuyển động với tốc độ cao.
    Xilanh được chế tạo riêng rẽ rồi ép vaò động cơ or liền với thân động cơ
    Nắp xilanh :có cấu tạo phức tạp, nắp xilanh được chế tạo chung cho tất cả xilanh, cho 2, 3 cặp xilanh or từng xilanh
    Nhóm pittong :thường được chế tạo bằng hợp kim nhôm và bằng gang pittong nhôm so với pittong gang có trọng lượng nhỏ hơn , nhẹ hơn, khả năng dẫn nhiệt lớn hơn. Tuy nhiên, pittong nhôm có sức bên cơ học thấp hơn, có hệ số nở rài lớn nên có khe hở nhiệ lớn nên lọt khí nhiều =>mất công suất
    Cấu tạo 4 phần :1-đáy,2-phần kín khít,3-phân hông,4-phần dẫn hướng
    Tay biên: cấu tạo làm bằng thép cacbon ct45, ct30, hợp kim: niken .
    Gồm các phần:1-đầu trên.2-đầu dưới,3-thân,4-bạc lót,5-bạc biên,6-bulông biên
    Trục khuỷu cấu tạo gồm những phân chính sau:1-đầu trước,2- má trục,3-cổ biên ,4-cổ chính,5-đầu sau,6-đối trọng,7-bánh đà
    Trục khuỷu chịu các lực phức tạp kéo ,nén ,xoắn nên vật liệu chế tạo trục khuỷu có độ bền cao chịu được mài mòn và tải trọng va đập ,người ta thường chế tạo từ thép các bon or thép hợp kim có giới hạn bền và độ đàn hồi cao
    Bánh đà: thường là đĩa kim loại nặng có khối lượng tập chung ngoài vành để tăng momen quán tính.
    Câu7 Nhiện vụ, cấu tạo và hoạt động của cơ cấu phân phối khí loại có van (van treo và van đặt bên) ?
    Nhiêm vụ : đóng mở cửa nạp cửa xả theo một quy luật nhất định phù hợp với thứ tự và quy trình làm việc của động cơ nhằm nạp đầy xả sạch.
    Cấu tạo:
    Van treo van đặt bên
    1-trục cam, 2-con đội,3-thanh đẩy,4-vít điều chỉnh khe hở nhiệt,5-đòn gánh,6-loxo,7-van 1-trục cam,2-con đội,3-loxo,4-van
    c)hoạt động
    van treo: momen quay được truyền trục khuỷu động cơ qua hệ thống bánh răng or xich đến trục cam với tỉ số truyền là 2:1( nghĩa là trục khuỷu quay được 2 vòng trục cam quay 1 vòng) khi trục cam quay xảy ra 2 trường hợp
    +khi phần lồi trục cam chưa t/d con đội dưới tác dụng loxo 6 làm van đóng kín
    +khi phần lồi trục cam t/d nên con đội,con đội dịch chuyển tịnh tiến trong ống dẫn hướng làm đòn gánh 5 xoay quanh trục của mình, đầu đòn gánh sau khi triệt tiêu khe hở nhiệt giữa nó và đuôi van thì tì vào đuôi van 7 nén loxo 6 làm van mở ra.
    Van đăt bên: tương tự van treo momen quay trục khuỷu động cơ qua bộ truyền bánh răng có tỉ số truyền bằng 2, tới trục cam làm trục cam quay và sảy ra 2 trường hợp
    +khi phần lồi chưa tác dụng vào con đội dưới tác dụng loxo 3 làm van đóng kín
    +khi phần lồi tác dụng con đội đẩy con đội đi nên, sau khi triệt tiêu khe hơ
    nhiệt thì tác dụng trực tiếp vào đuôi van làm cho loxo bị nén và van được mở ra .
    câu 8 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của CCPPK? Pha phân phối khí?
    Van: trong quá trình làm việc ,van làm việc trong điều kiện khắc nghiệt chịu nhiêt độ cao. Trong môi trường bị ăn mòn do hơi axit trong khí cháy, van đóng mở liên tục chịu va đập với đế dẫn đến biến dạng vì nhiệt; cong vênh , nứt nẻ.
    Vật liệu làm van xả thép hợp kim . crôm, silich,mn chế tạo riêng or hàn lại với nhau , bề mặt van ,mạ crôm , coban
    Vật liệu làm van nạp : thép hợp kim
    Van gồm 1-đuôivan,2-thân van,3-bề mặt làm việc,4-mặt đáy của van
    Loxo cấu tạo dùng loại loxo trụ, 2 đầu mài phẳng
    Trục cam gồm các cổ trục và các cam thường có 3 loại cam(cam tiếp tuyến ,cam lồi ,cam)
    Vật liệu thép hợp kim , thépC30 ,C40.C45,15O_2,Mn
    Đòn gánh với 2 cánh tay đòn không bằng nhau có thể quay quanh 1 góc nhất định khi làm việc.
    Pha phân phối khí là đồ thị biểu diễn thời gian đóng mở các trục khuỷu
    Câu 9 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn động cơ?
    Nhiệm vụ : khi làm việc các chi tiết máy chuyển động tương đối> xuất hiện ma sát làm các chi tiết bị mài mòn
    Hệ thống bôi trơn động cơ dùng để đưa dầu bôi trơn đến bề mặt các chi tiết chuyển động tương đối với nhau nằm mục đích giảm ma sát, hạn chế hao mòn, làm mát và làm sạch các bề mặt naỳ.
    Phân loại:3 loại bôi trơn kiểu vung tóe,bôi trơn kiểu cưỡng bức , bôi trơn kiểu hỗn hợp.
    Cấu tạo chung 1,2-bơm dầu,3-ống hút dầu,4-bình lọc thô,5-bình lọc tinh,6,7,8 –các van an toàn,9- đồng hồ đo áp suất,10-két dầu,11cacte.
    Hoạt động khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn khuỷu qua bộ chuyền bánh răng, dầu được hút dươí đáy cacte cấp dầu áp suất cao theo ống dẫn.bơm số 2 bơm dầu nên két làm mát dầu sau khi dầu được làm mát dk chuyển về đáy cacte. Bơm dầu 1 hút dầu dưới đáy cacte bơm nên bình lọc số 4 sau khi dầu dk lọc thô( các hạt tạp chất có kích thước lớn) đi ra khỏi bình lọc sẽ phân làm 2 hướng đưa trở về đáy cacte theo đg dẫn chính chảy vào khe hở các bề mặt cần bôi trơn rồi chảy xuống cacte
    Van số 6 lắp song song bình lọc thô
    Van 7 duy trì áp suất bôi trơn trong hệ thống
    Van 8 tạo ra dầu trong hệ thống làm mát luôn nhỏ hpn áp suất giới hạn
    Câu 10 Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống bôi trơn động cơ?
    Bơm dầu cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp trong
    Ăn khớp ngoài
    Bơm cánh gạt gồm cặp bánh răng luôn ăn khớp với nhau được dẫn động trục khuỷu động cơ qua hệ truyền bánh răng. Khi động cơ làm việc bánh răng quay nhờ chuyển động trục khuỷu với chiều quay như hình vẽ tạo ra áp suất nhất định
    Bình lọc :cấu tạo gồm 2 bộ phận chính ruột lọc và vỏ
    Ruột lọc dk làm bằng giấy cao tầng lá thép hình bánh xe, giấy ép. Vỏ dk làm bằng kim loại
    bình lọc tinh trong vỏ của bình lọc 1 nắp roto 2 quay tư do quanh trục rỗng 3 nhờ những ổ bi 4 , dầu có áp suất do bơm cung cấp qua dg dẫn vào khoang bên trong của roto rồi cháy với vận tốc cao qua các ziclơ ở phần dưới roto nhờ phản lực của các tia dầu , roto quay với tốc độ cao(5000-8000)vòng/phút. Các chất cặn bẩn trong dầu dưới tác dụng của lực ly tâm bị văng bắn vào thành roto, dầu sạch qua bình lọc ly tâm sẽ trở về đáy cacte của động cơ
    như vậy, do cặn bắn nên thành của roto nên ít khả năng ảnh hưởng đến khả năng lọc của bình lọc và dầu dk lọc 1 cách tinh khiết
    van an toàn cấu tạo loxo và bi
    dưới tác dụng của lực loxo viên bi tì sát vào lỗ van không cho dầu đi qua, khi áp suất của dầu lớn hơn lực loxo thì viên bi dk mở ra và dầu dk đi qua
    câu 11Nhiện vụ, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát động cơ bằng nước
    nhiêm vụ khi đông cơ làm việc, nhiệt độ chi tiết tăng dần nên làm giảm tính cơ học vật liệu, tăng sự biến dạng: cong vênh nứt nẻ làm cho động cơ không làm việc dk do vậy cần giảm cưỡng bức nhiệt độ các chi tiết xuống nhiệt độ cho phép giúp động cơ làm việc bình thường
    cấu tạo chung 1- két nước,2-quạt gió,3-bơm nước,4-áo nước,5-van nhiệt,6và7-ông dẫn nước
    nguyên lý hoat động nước lạnh ở khoang dưới của két nước nhờ bơm 3 hút n’c từ dưới nên áo n’c 4, tiếp xúc các xilanh tỏa ra qua áo n’c làm nhiệt độ của n’c tăng nên chảy qua van nhiệt 5 sảy ra 2 tr hợp
    th1: nhiệt độ áo n’c<nhiệt độ cho phép thì van nhiệt mở cửa bên và đóng ống dẫn cửa trên để cho n’c theo đg 7 về khoang 3 nhờ vậy động cơ làm nóng nhanh hơn và dễ khởi động hơn
    th2: nhiệt độ áo n’c>nhiệt độ cho phép thì van nhiệt mở cửa trên để cho n’c từ áo 4 qua ống dẫn 6 chảy xg khoang dưới. Khi chảy xg thì nhờ các cánh tản nhiệt và quạt gió làm cho t^0 của n’c hạ xg rồi dk bơm 3 bơm về áo n’c thành quá trình tuần hoàn làm mát động cơ.
    Câu 12 Cấu tạo,hoạt động của van nhiệt và van không khí,van áp suất?
    Van nhiệt
    Cấu tạo : 1- hộp xếp, 2- cửa bên, 3- van bên,4- van trên ,5-cửa trên
    Hoạt động :
    Khi nhiệt độ của nước < 70 độ , hộp xếp co lại làm cho van 4 đóng cửa trên 5 cửa bên 2 dk mở ra . Nước không đi vào khoang trên của két nước và qua cửa bên theo dg dẫn đến khoang hút của bơm nước. Như vậy nước lưu thông trong vòng tuần hoàn hẹp không qua két nước, động cơ được hâm nóng nhanh hơn
    Khi nhiệt độ của nước > 70độ chất lỏng chứa trong hộp xếp bay hơi, dưới tác dụng của áp suất hơi hộp xếp dãn ra van 4 mở dần cửa trên 5; còn van 3 đóng dần cửa bên 2 lại. Lúc này nước 1 phần đi qua cửa trên vào két nước, phần khác qua cửa bên vào phía sau bơm n’c. Theo mức độ giãn của hộp xếp lượng n’c đi vào két nước tăng nên và lượng n’c qua cửa bên vào phía sau bơm n’c giảm đi khi nhiệt độ của n’c làm mát cao hơn 80-85 độ van trên mở hoàn toàn và cửa bên đóng lại, n’c nóng chỉ đi qua cửa trên vào két n’c.
    Van không khí van áp suất
    Hệ thống làm mát bằng n’c cưỡng bức có 2 loại( loại kín và hở). ở hệ thống hở khoang trong của két n’c thông vs bên ngoài bằng ống thông hơi, còn ở hệ thông làm mát loại kín – thông với bên ngoài = van không khí và van hơi. Đó là kết hợp của van xả hơi và van nạp không khí đặt ở nắp két n’c
    Nếu a/s năm trong giới hạn 93- 118 kn/m^2 cả 2 van đều đóng. Nếu áp suất giảm thấp hơn 0,95 kn/m^2 van không khí mở , nạp không khí vào hệ thống. Van hơi mở khi a/s trong hệ thống cao hơn 118kn/m^2 để xả hơi n’c ra không khí bên ngoài . nhờ vậy sẽ nâng cao áp suất trong hệ thống, nâng cao nhiệt độ sôi của n’c từ 105-108 độ C giảm đk hơi thừa và chi phí của n’c làm mát.
    Câu 13 Nhiệm vụ, sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng?
    Nhiệm vụ: tạo ra hỗn hợp cháy vs số lượng và thành phần phù hợp vớ từng chế độ làm việc của động cơ
    ở động cơ xăng hh cháy gồm hơi xăng và không khí dk trộn vs nhau theo tỉ lệ nhất định,thành phần của hh cháy dk đánh giá bằng hệ số thừa không khí α, hệ số này bằng tỉ số giữa lượng không khí thực tế có trong hh cháy và lượng không khí cần thiết
    cấu tạo và nguyên lý làm việc:1-thùng chứa nhiên liệu,2-bầu lọc ,3-bơm xăng,4-bộ chế hòa khí,5-bình lọc không khí,6-ống nạp ,7-ống xả
    hoạt động:th1: bình xăng đặt cao so vs bộ chế hòa khí thì không cần bơm xăng 3
    th2:bình xăng đặt thấp so vs bộ chế hòa khí thì xăng từ bình 1 dk lọc sạch qua bình 2 sau đó dk bơm 3 bơm nên buồng phao 4 .khi động cơ làm việc nhờ sự dịch chuyển pittong trong xilanh van nạp mở ra làm thể tic trong xilanh trên pittong tăng dần và áp suất giảm. Tại nơi có tiết diện nhỏ nhất( họng ông khuếch tán) tại đây tốc độ khí lớn nhất do đó giảm áp tại họng ống khuếch tăng dần , nên xăng từ buồng phao 4 phun ra vòi phun, khi xăng phun ra gặp luồng không khí từ bầu lọc gió sẽ đánh tơi xăng thành hạt nhỏ hòa trộn trong k^2 làm xăng bốc hơi tạo ra hh cháy theo ống dẫn vào buồng đốt
    câu 14. Cấu tạo, hoạt động của bộ chế hoà khí đơn giản?
    Cấu tạo 1-buồng phao.2-phao xăng,3-kim 3 cạnh,4-lỗ thông,5-ziclơ chính,6-ống khuếch tán,7-bướm ga.
    Hoạt động: xăng từ bình chứa theo dg dẫn dk đưa đến buồng phao 1 qua kim 3 cạnh 3 .kim này chỉ cho phép xăng chảy vào buồng phao khi mức xăng thấp, khi đó mức xăng trong buồng phao thấp nên phao xăng 2 chìm xg làm kim 3 cạnh 3 mở xăng dk bổ xung vào.khi xăng trong bình 1 đầy, dầu làm phao xăng nổi theo đến 1 lúc nào đó thì phao xăng tì vào van 3 cạnh làm van xăng đóng, xăng ngừng vào bình 1.
    Khi quá trình nạp xảy ra, pittong đi từ trên xg làm độ giảm trong xilanh tăng > hútxăng, xăng dk phun ra ở vòi phun 7 và gặp luồng k^2 c/đ vs vận tốc lớn,xăng dk đánh tơi thành các hạt nhỏ hòa trộn và hóa hơi trong k^2tạo hh cháy đi vào buồng đốt
    Câu 15:Các yêu cầu cơ bản đối với bộ chế hoà khí? Phân tích đặc tính của bộ chế hòa khí đơn giản từ đó rút ra kết luận.
    Dg đặc tính của bộ chế hòa khí là đồ thị biểu diển sự phụ thuộc giữa hệ số thừa k^(2 ) α của hh cháy và 1 trong các thông số thể hiện lưu lg của hỗn hợp cháy đi vào trong động cơ α=f(Δp)
    Bằng thực nghiệm ng ta vẽ dk dg đặc tính


























    Khi tải nhỏ nếu α lớn> hh cháy nghèo,α tăng dần> hh cháy giầu hơn để khi bướm ga mở 80% thì hh cháy ổn định.vậy ta thấy:
    Để hh cháy phù hợp vs chế độ tải nhỏ thì đến chế độ tải lớn hh cháy giầu làm động cơ chết máy nếu ở chế độ tải lớn thì đến chế độ tải nhỏ hh cháy nghèo> máy ko nổ dk.
    Kết luận: để d/c làm việc bình thường thì bộ chế hòa khí cần cộng thêm các bộ phận sau : định lượng chính , chạy 0 tải, bộ phận khởi động, bộ phận làm giàu khi khởi động, bộ phận tăng công suất, bơm tăng tốc.
    Câu 16 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận định lượng chính của chế hòa khí.
    Cấu tạo gồm 2 ziclơ : ziclơ 1 làm việc như ziclơ của bộ chế hòa khí đơn giản và đc gọi là ziclơ chính . ziclơ 2 dc gọi là ziclơ bù , nó cho nhiên liệu vào lỗ bù 3 thông với khí quyển
    Nguyên lí khi động cơ làm việc tùy theo sự tăng độ giảm áp trong ông khuếch tán chi phí xăng qua ziclơ chính tăng nên hh dc làm giàu theo đặc tính của bộ chế hòa khí đơn giản .Ở ziclơ bù thì ngược lại , theo sự tăng của độ giảm áp mức nhiên liệu trong lỗ bù giảm xuống và không khí đi qua nó . xăng đi qua ziclơ 2 trộn vs kk ở dạng bọt phun qua vòi phun vào ống khuếch tán, hh cháy bị làm nghèo
    Kích thước cúa các ziclơ chọn sao cho sự làm việc đồng thời của chúng gần với đặc tính của bộ chế hòa khí lí tưởng
    Câu 17+18 :Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận tiếp kiệm( bộ phận tăng công suất) của chế hòa khí.
    Cấu tạo ( hình vẽ) 1-xilanh.2-pittong,3-kim,4-zic lơ tiết kiệm,5-ống,6-lò xo
    Hoạt động : khi động cơ làm việc với tải nhỏ và trung bình độ giảm áp ở khoang trống sau bướm ga lớn lan truyền theo ống dẫn 5 tới khoang dưới của xilanh. Dưới tác dụng của độ giảm áp , pittong chuyển động xuống phía rưới kéo theo kim 3 đóng kín lỗ zic lơ 4. Lúc này loxo phía dưới pittong bị nén
    Khi chuyển sang tải trọng lớn, bướm ga mở rộng, độ giảm áp ở sau bướm ga giảm xuống. Dưới td của loxo 6 , pittong 2 cùng với kim3 bị đẩy nên phía trên . khi đó zic lơ 4 mở ra thêm 1 phần nhiên liệu từ buồng phao qua ziclơ này và bộ phun phun vào họng ống khuếch tán và hh cháy được làm giàu
    Bộ phận tiết kiệm dẫn động bằng chân không có thể làm việc ở các vị trí khác nhau của bướm ga vs các chế độ khác nhau của động cơ .
    Câu 19:Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận chạy không tải của chế hòa khí?
    Cấu tạo : 1-ziclơ chính ,2-ziclơ chạy không tải, 3- rãnh vòng,4-lỗ kk, 5 và 6 các lỗ trước và sau bướm ga, 7- vít điều chỉnh
    Hoạt động đảm bảo tạo ra hh cháy cho động cơ làm việc ổn định ở chế độ không tải. Khi chạy không tải or tải trọng nhỏ bướm ga hầu như hoàn toàn đóng, chi phí kk và độ giảm áp trong họng ống khuếch tán không lớn. Do vậy bộ phận định lượng chính thực tế hầu như không làm việc. Việc tạo hh cháy giàu khi chạy không tải và khi tải nhỏ dk thực hiện nhờ độ giảm áp ở sau bướm ga.
    Do độ giảm áp ở sau bướm ga xăng từ bình phao qua zic lơ chạy không tải 2 vào ống chạy vòng 3 . Tại đây xăng dk trộn vs không khí từ lỗ 4 tới thành dòng xăng lẫn bọt khí đi qua lỗ 5 phun vào không gian hh sau bướm ga tạo thành hh cháy cho động cơ ở chế độ không tải .
    Ngoài lỗ phun5 nằm ở sau bướm ga còn có lỗ 6 nằm trước bướm ga. Các lỗ dk bố trí như vậy tạo dk chuyển từ chế độ chạy không tải sang tải trọng nhor cách êm dịu. Khi chạy không tải bướm ga đóng kín kk qua lỗ vào ống ngăn cản sự chảy nhiên liệu.khi chuyển sang chế độ tải nhỏ, bướm ga hé mở dần tới lúc nào đó cả 2 lỗ nằm sau bướm ga , kk không lọt qua lỗ 6 vào rãnh nữa , nhiên liệu có bọt khí phun qua cả 2 lỗ 5 và 6 , nhờ đó lượng nhiên liệu đưa vào đc tăng nên từ từ, hh đc làm giàu.
    Theo độ mở của bướm ga độ giảm áp ở sau bướm ga dần dần giảm xuống còn ở họng ống khuếch tán tăng nên. Lượng hh do hệ thống chạy không tải cung cấp giảm dần rồi ngừng hẳn, lượng hh do bộ phận định lượng chính 〖 c〗^2 dần dần tăng nên.
    Câu 20:Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận khởi động và bơm tăng tốc
    Bơm tăng tốc: Bơm tăng tốc dùng để cung cấp thêm xăng vào họng của bộ chế hòa khí, làm giàu hỗn hợp một cách tức thời khi mở nhanh bướm ga.
    Bơm tăng tốc có 2 loại là bơm pittong và bơm màng
    Cấu tạo bơm tăng tốc: 1-xilanh,2-pittong, 3-van hút, 4-loxo,5-hệ thống đòn,6-van xả, 7-ziclơ tăng tốc
    Nguyên lí làm việc: Nếu mở nhanh bướm ga, truyền động dc truyền qua hệ thống đòn làm cho pittong đi xuống với tốc độ nhanh, loxo 4 bị nén , van hút 5 đóng, van xả 6 mở cho xăng từ xilanh qua ziclơ tăng tốc 7 phun vao họng của ống khuếch tán, hỗn hợp được làm giàu tức thời. Nếu mở bướm ga từ từ thì nhiên liệu ở khoang dưới xilanh sẽ đi qua khoang hút và khe hở giữa pittong và thành xilanh để trở về bình phao. Trường hợp này van xả vẫn đóng nhờ trọng lượng bản thân.
    Khi bướm ga đóng, dưới tác dụng của lực loxo pittong của bơm chuyển dịch nên trên van hút 3 mở xilanh lại được nạp đầy nhiên liệu.
    Câu 21 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diezel?
    Nhiệm vụ :c^2 nhiên liệu vs áp suất cao để vòi phun phun tơi vào buồng đốt, đúng thời điểm định lượng chính xác phù hợp vs từng chế độ làm việc của động cơ
    Phân loại(2 loại) loại phân chia và loại o phân chia
    Cấu tạo: 1-thùng chứa nhiên liệu,2-bơm đẩy,3-bình lọc tinh,4-bình lọc thô,5-bơm cao áp,6-vòi phun,7-bộ điều tốc
    Hoạt động:
    Dầu từ bình diezen dk bơm đẩy 2 bơm nên bình 4 sau khi dk lọc thô thì theo ỗng dẩn sang bình lọc tinh,sau khi dk lọc sạch tinh dầu dk dưa vào các cửa nạp của bơm cao áp 5.tại đây dầu dk bơm vs áp suất cao theo ống dẫn cao áp đến vòi phun 6 và dk phun vào trong buồng đốt của đông cơ phần nhiên liệu thừa ở bơm cao áp và ở vòi phun theo dg dẫn trở về khoang hút của bơm đẩy.
    Câu 22:Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một nhánh bơm cao áp
    Nhiêm vụ : cung cấp nhiển liệu với áp suất cao để phun tơi vào các buồng đốt với định lượng chính xác có thể thay đổi được cho phù hợp với từng chế độ làm việc của đông cơ.
    Cấu tạo: 1-trục cam, 2-con đội, 3-pittong,4và 9 -loxo, 5- xilanh,6và12- đường dẫn nhiên liệu, 7-cửa nạp, 8-ống nối, 10-ổ đặt van cao áp,11-cửa thoát,13-rãnh vòng,14-rãnh vát,15-lỗ khoan ngang,16-lỗ khoan dọc,17- van cao áp,18-cạnh rãnh vát,19-tay đòn con.
    Hoạt động : Khi pittong hạ xuống do tác dụng của loxo 4 nhiên liệu chảy từ rãnh dẫn nhiên liệu trong thân bơm qua cửa nạp vào khoảng trống phía trên đáy pittong. Khi pittong đi nên do tác dụng của trục cam qua con đội, lúc đầu 1 phần nhiên liệu trào qua các cửa 7. Tiếp theo đó pittong đóng các cửa, nhiên liệu bị nén trong khoảng trống phía trên đáy pittong, áp suất nhiên liệu tăng nên. Dưới tác dụng của áp suất cao van cao áp mở ra, nhiên liệu theo ống dẫn cao áp đến vòi phun. Hành trình dồn nhiên liệu tiếp diễn cho đến khi cạnh vạt xoắn của rãnh mở cửa thoát 11 nhiên liệu từ khoảng trống phía trên pittong qua các lỗ khoan dọc và ngang 15 xuông rãnh vòng 14 rồi ra cửa thoát 11. Áp suất ở buồng phía trên đáy pittong hạ xuống, loxo 9 làm van cao áp đóng lại ngăn cách ống dẫn nhiên liệu cao áp với xilanh của bơm. Pittong sau khi qua vị trí nâng cao nhất, dưới tác dụng của loxo 4 nó chuyển dịch xuống phía dưới, hành trình làm việc được lặp lại.
    Câu 23:Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của và bộ điều tốc ly tâm.
    Nhiệm vụ giữ cho động cơ làm việc ổn định trong khoảng nhất định
    Phân loại ( 3 loại)+điều tốc ly tâm. Điều tốc thủy lực. Điều tốc khí
    Điều tốc ly tâm loại quả văng
    Câú tạo 1-trục chủ động,2-càng chữ u,3-các quả văng.4-bi t,5-loxo,6-thanh đẩy,7-tay đòn ,8- thước nhiên liệu.
    Hoạt động:khi động cơ làm việc truyền qua trục khuỷu qua bộ chuyền bánh răng đến trục chủ động 1 . khi tốc độ quay của động cơ thấp thì lượng nhiên liệu cung cấp ít , số vòng quay thấp nên lực ly tâm ở quả văng 3 thấp, các quả văng 3 chưa bị văng ra đuôi của các quả văng chưa tì vào ổ bi 4 dưới tác dụng các loxo 5 đẩy thanh 6 sang phải kéo thước nhiên liệu về phía tăng nên làm tốc độ d/c tăng. Khi tốc độ trục 1 tăng thì lực li tâm ở các quả văng tăng làm quả văng bị văng ra , đuôi của các quả văng tì vào ổ bi 4 nén loxo 5 đẩy thanh 6 sang trái kéo thước nhiên liệu về phía giảm. Quá trình lặp lai như trên giữ cho động cơ làm viêc trong 1 khoảng từ n_min -n_max.
    Câu 24 Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun kín?
    Nhiệm vụ phun tơi và phân bố đều nhiên liệu do bơm c^2 vào buồng đốt
    Cấu tạo:1-ốc điều chỉnh,2-dg dẫn nhiên liệu thực,3-kim phun,4-đầu vòi phun,5-loxo,6-chốt đẩy,7khoang điều chỉnh nhiên liệu cao áp.
    Hoat động:nhiên liệu từ bơm cao áp dẫn đến khoang 7 chảy vào đầu vòi phun, do nhiên liệu có áp suất cao t/d vào mặt vát của kim phun tạo ra lực đẩy kim phun lên trên. Khi lực đẩy nhỏ hơn loxo 5 thì vòi phun dk đóng kín, khi áp suất lớn hơn lực loxo5 thì loxo 5 bị nén lại, kim bị nâng nên lỗ dk mở ra, nhiên liệu dk phun tơi vào buồng, do a/s ( ) khoang 7 giảm đột ngột nên dưới t/d của loxo lỗ phun dk đóng dứt khoát
    Câu 25Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng nguồn điện 1 chiều
    Cấu tạo:1-nguồn điện,2-khóa điện ,3-điện trở phụ,4-ống tăng thế,5-bộ ngắt nối,6-tụ điện ,7-bộ chia điện,8-bugi.
    Hoạt động:
    Th1: má vít đóng khi phần lồi trục cam chưa tác dụng má vít đóng thì mạch sơ cấp chính đóng, điện áp chạy từ cực dương qua điện trở về cực âm làm xuất hiện từ trường o đổi nhưng không sinh ra dòng điện cảm ứng ở cuộn dây thứ cấp
    Th2: má vít mở dòng điện trong mạch sơ cấp chính dần về không 0 làm từ trường cùng dần về 0 nên từ trường trong mạch là từ trường biến thiên. Theo định luật cảm ứng điện từ sinh ra dòng điện ở cuộn thứ cấp, do số vòng dây ở cuộn thứ 2 lớn nên hđthế ( ) mạch lớn E_2 =20000: 24000 V dòng điện dk dẫn theo dây cao áp đến bộ phận chia điện và đến bugi
    Câu 26 :Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng Manhêtô
    Cấu tạo chung 1-nam châm vĩnh cửu,2-lõi thép,3,4- cuộn dây sơ cấp thứ cấp,5-má vít,6-dây cao áp,7-bugi,8-tụ diện,9-loxo lá,10- công tắc ngắt máy
    Hoạt động khi động cơ làm việc nam châm vĩnh cửu quay có tư thông Φ đi qua các guốc và lõi thép cắt các vòng dây của các cuộn dây. theo định luật cảm ứng điện từ ( ) cuộn dây thứ cấp xuất hiện nhưng có số vòng dây nhỏ nên dòng điện sinh ra o đủ để tạo ra lửa điện
    Th1: khi mạch sơ cấp kín má vít đóng thì ( ) mạch sơ cấp có dòng điện
    Th2: khi má vít mở dòng điện ( ) mạch sơ cấp triệt tiêu đột ngột sinh ra từ thông tạo ra biến thiên từ thông do vậy theo định luật cảm ứng điện từ gây ra 1 suất điện động ở cuộn dây thứ cấp , do số vòng dây ở cuộn thứ cấp lớn nên dòng điện cảm ứng sinh ra lớn từ 20000-24000v
    ở cuộ dây sơ cấp có số vòng dây nhỏ nên suất hiện 1 dòng tự cảm do má vít luôn đóng mở nên làm cho má vít bị cháy.để khắc phục hiện tượng này ng ta mắc 〖song〗^2vs mạch sơ cấp 1 tụ điện
    Câu 27 Cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa động cơ xăng dùng bán dẫn
    Cấu tao chung: 1-cực từ,2-cuộn dây làm việc.3-cuộn dây điều khiển,4-khóa điện,5-hộp bán dẫn,6-ống tăng thế,7-bugi
    Hoat động: khi động cơ làm việc, vô lăng tự quay, khi cực từ đối diện vs 2 cuộn dây xuất hiện dòng điện 2 chiều hình sin theo dây dẫn đến bán dẫn ΔP1 chuyển thành dòng điện 1 chiều nạp cho tụ
    Khi cực từ đến đối diện cuộn dây 3 làm xuất hiện dòng điện xoay chiều theo dây dẫn đến D2 chuyển thành dòng 1 chiều đưa vào cực điều khiển Dt chuyển trạng thái, từ trạng thái mở sang trạng thái đóng sang trạng thái mở, ngay lập tức tụ điện qua tirito ra mat vào cuộn dây sơ cấp W_d của ống tăng thế 6 về cực nhanh gây nên trong cuộn cảm thứ cấp W_2 của ống tăng thế dòng cảm ứng cao thế theo dây dẫn cao áp đến đánh lửa ở bugi 7. Công tắc 4 dùng để tắt máy khi đóng khóa 4 thì dòng điện sinh ra ở cuộn dây 2 sẽ qua khóa 4 và về mát nên tụ c sẽ không có điện
    Câu 28:Trình bày cấu tạo các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng (nguồn điện một chiều, ống tăng thế, công tắc ngắt nối, bộ chia điện .).
    Nguồn điện 1 chiều:
    Cấu tạo:1-vỏ,2-stato,3-cuộn dây kích thích,4-roto và các cuộn dây,5- cổ góp,6- chổi than.
    Ống tăng thế:
    1-lõi thép,2-cuộn sơ cấp,3- cuộn thứ cấp,4-ống, 5-vỏ, 6-điện trở phụ
    Cụm đen cô: gồm bộ phận ngắt nối, bộ phân điều chỉnh góc đốt sớm và bộ chia điện được dẫn động từ trục 1, trục này nhận chuyển động quay từ trục cam phân phối khí qua bộ truyền bánh răng 2.
    Bộ ngắt nối gồm có cam 3 chế tạo liền với tấm có rãnh hình chữ nhật lồng vào trục 1 và nhận chuyển động quay từ trục 1 qua bộ điều chỉnh góc đốt sớm li tâm.
    Bộ điều chỉnh góc đốt sớm ly tâm có nhiệm vụ tự động thay đổi góc đốt sớm theo sự thay đổi số vòng quay của động cơ.
    Bugi: là bộ phận tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp.
    Cấu tạo gồm :1- điện cực giữa.2- điện cực bên,3- lớp xứ cách điện
    Câu 29 Nhiệm vụ, phân loại và phương pháp khởi động động cơ bằng động cơ phụ?
    Nhiệm vụ dùng động cơ xăng 2 kì có công suất =20% d/c chính
    P2 khởi động:cơ cấu tách nối tự động dùng để gài bánh răng của thiết bị khởi động vào ăn khớp vs vành răng của bánh đà khi cần khởi động và tự động tách bánh răng này ra khỏi bánh răng bánh đà khi động cơ chính đã nổ. ống 4 nối vs bánh răng 2 dk lắp then hoa trên đầu trục rỗng 1 của hộp giảm tốc phần đầu của ống 4 có lắp 2 quả văng có móc 5 bằng chốt 6 , 2 quả văng này có thể xoay quanh chốt để vượt qua gờ 7 lọt vào rãnh của ống 4 , trong trục rỗng của ống 4 đặt loxo 9 và chốt 10 có tác dụng đẩy ống 4 cùng bánh răng và các quả văng về phía đầu trục 2quả văng luôn có xu hướng khép lại nhờ loxo 8
    Khi t/d nên tay điều khiển> qua hệ thống dàn . làm cho ống 4 cùng các bánh răng 2 và các quả văng 5 dịch chuyển về phía trái, vành răng 2 ăn khớp vs vành răng của bánh đà 11 , còn 2 quả văng dk móc vào gờ 7 ở đầu trục chuyển động quay dk truyền từ động cơ khởi động sang động cơ chính lúc này loxo 9 bị nén lại.khi động cơ chính đã nổ vành răng 11 của bánh đà đâỷ cho vành răng 2 cùng ống 4 quay rất nhanh dưới t/d của lực li tâm các quả văng ra ép loxo 8 , các móc của nó rời khỏi gờ 7 loxo 9 qua chốt đẩy ống4 cùng bánh răng bánh đà
    Câu 30 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động động cơ bằng động cơ điện?
    Cấu tạo:1-bánh đà,2-stato động cơ điện,3-roto,4-vỏ động cơ điện,5-cổ góp,6-dg dây dẫn điện,7-điện trở phụ,8- nguồn điện 1 chiều,9-khóa khởi động,10-role điện,11-tay đòn,12- bánh răng,13-trục động cơ,14-bi,15-loxo,16-thước trượt
    hoạt động khi đóng khóa 9 thì role 10 có điện hút con trượt sang trái làm các tiếp điểm k đóng lại, loại điện trở phụ 7 ra khỏi mạch đưa điện vào stato làm roto quay. Đồng thời khi con trượt 10 dịch chuyển qua cần dẫn động 11 đẩy bánh răng 12 ăn khớp vs bánh đà 1 làm động cơ chings quay. Khi d/c nổ, tốc độ d/c chính lớn. Động cơ điện có các viên bi 14 chạy qua vành răng làm vành răng 12 không liên kết vs trục động cơ > o truyền dk chuyển động quay ngược về roto
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...