Luận Văn Đề cương Luận văn nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện (từ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính 2010-2020 của Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức vừa là chủ thể cải cách hành chính nhưng đồng thời cũng là đối tượng cải cách hành chính. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của công cuộc cải cách hành chính, góp phần vào tiến trình xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại mà Đảng và nhân dân ta đặt ra.
    Nhận thức được vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, Chính phủ đã đề ra chương trình hành động cụ thể, đó là: “Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính” trong bối cảnh cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 do Bộ Nội vụ chủ trì. Nhiệm vụ của chương trình là cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, chức trách; thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người tài; xây dựng, áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính không nhằm ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
    Trong bộ máy hành chính nhà nước, chính quyền cấp huyện là cấp có vai trò quan trọng. Cấp huyện vừa là cấp chỉ đạo, điều hành hoạt động của cấp xã, vừa là cấp trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước nói chung và đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện nói riêng nhìn chung còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt. Về năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Về năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm không chỉ gây trở ngại cho việc cải cách hành chính mà còn gây trở ngại cho việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
    Để xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phải được đào tạo cả về phẩm chất và năng lực, có trình độ chuyên môn sâu về quản lý nhà nước, về nghiệp vụ theo chức trách được giao, thành thạo công việc, nắm vững lý thuyết về quản lý hành chính và có kỹ năng thực hành. Không có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính giỏi, chuyên nghiệp thì không thể xây dựng một nền công vụ có chất lượng cao, quản lý Nhà nước có hiệu quả.
    Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, với điều kiện tự nhiên là 3 mặt giáp biển và có rất nhiều sông ngòi. Hiện nay, Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện. Thành phố Cà Mau là đô thị loại II theo quyết định của Thủ tướng chính phủ vào tháng 8 năm 2010. Đây là một tỉnh mà điều kiện tự nhiên rất phong phú nhưng điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, có nơi chưa có đường bộ từ tỉnh về trung tâm huyện lỵ, trình độ dân trí không cao Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cán bộ, công chức hành chính ở địa phương. Do nguồn cán bộ, công chức hành chính của tỉnh đa phần là lấy từ “cây nhà lá vườn”. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh, đặc biệt là cán bộ, công chức hành chính cấp huyện còn nhiều bất cập so với yêu cầu hiện tại cũng như yêu cầu của quá trình cải cách hành chính. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện (từ thực tiễn Cà Mau)”. Hy vọng kết quả nghiên cứu đề tài sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và mặt mạnh, mặt yếu của năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện; đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
    * Mục tiêu nghiên cứu:
    Qua khảo sát thực tiễn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện tại tỉnh Cà Mau, luận văn sẽ đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ công chức hành chính cấp huyện; năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức hành chính cấp huyện. Từ đó, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình thực thi công vụ; những hạn chế, nguyên nhân của công tác nói trên. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp khả thi phù hợp với yêu cầu của địa phương, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cấp huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...