Chuyên Đề đề cương lịch sử học tuyết kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Chủ Nghĩa Trọng Thương ở Anh, Pháp a. Chủ Nghĩa Trọng Thương ở Anh: · Giai đoạn 1: Từ TK XV đến giữa TK XVI: Chủ nghĩa tiền tệ (Đại biểu William Staford) - Nội dung chủ yếu được phản ánh ở bảng cân đối tiền tệ nội dung muốn tăng lượng tiền cho nhà nước thì phải giữ tiền ở lại trong nước. Để thực hiện nội dung này họ thực hiện chính sách: + Hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài + Quy định tỷ giá hối đoái bắt buộc. + Lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nước. + Cấm trả cho ngưới nước ngoài lượng tiền lớn hơn mức quy định của nhà nước. + Bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở nước họ phải mua hế số tiền bán hàng Quan điểm của những người trọng thương trong giai đoạn này đã kìm hãm sự phát triển của ngoại thương. Giai đoạn này là giai đoạn tích lũy tiền tệ của CNTB với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính (tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế). · Giai đoạn 2: Bảng cân đối thương mại (Thomas Mun). Nội dung chủ yếu: Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, là nội dung thực sự của của cải quốc gia, là tiêu chuẩn để phân biệt sự giàu có giữa các quốc gia. Họ cho rằng, tiền là sợi dây tiêu chuẩn trong cạnh tranh, tiền mạnh hơn sắt thép. Quốc gia muốn giàu có thì con đường duy nhất là phát triển thương mại, “Thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của quốc gia. Không có phép lạ nào khác để kiếm tiền ngoài thương mại. Trong thương mại, chủ yếu là phát triển ngoại thương, nhiệm vụ chủ yếu của ngoại thương là xuất siêu. Họ đưa ra chính sách: + Chỉ xuất khẩu thành phẩm chứ không xuất khẩu nguyên vật liệu và chỉ xuất khẩu những thành phẩm có giá trị lớn. + Thực hiện thương mại trung gian: đem tiền ra nước ngoài mua rẻ ở nước này, bán đắt ở nước khác. + Sử dụng hàng rào thuế quan để kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. + Đối với nhập khẩu tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem xuất khẩu. + Đối với tích trữ tiền: Cho xuất khẩu tiền để buôn bán, đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng tiền vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền. Thomas Mun chống lại quan điển cấm xuất khẩu tiền của Willam Staford vì theo ông tiền để nhiều trong nước không có lợi mà còn có hại vì nó làm giá cả tăng lên. Mặt khác, xuất khẩu tiền còn là thủ đoạn để buôn bán, để làm giàu vì “vàng đẻ ra thương mại còn thương mại làm cho tiền tăng lên”. + Trong thương mại cần phải biết những thủ đoạn để buôn bán: Mua rẻ, bán đắt, mua ít, bán nhiều, phải biết lừa gạt thậm chí phải chiến tranh. + Ông đánh giá cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại. Ông cho rằng, muốn phát triển thương mại thì phải dựa vào Nhà nước, nhà nước phải mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường các nước láng giềng và thuộc địa, ông đánh giá cao thuế quan và bảo vệ hàng hoá trong nước, xuất khẩu. b. Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp. · Tư tưởng của Montchretien (1575 – 1622) Ông đánh già cao vai trò của tiền tệ, ông nói: “hạnh phúc của con người là ở trong sự giàu có. Muốn quốc gia giàu có thì phải phát triển thương mại đặc biệt là ngoại thương. “nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Ông đánh giá cao vai trò của thương nhân, coi lợi nhuận thương nghiệp là mục đích của thương nhân. Lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá. Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ kinh tế chính trị học (1615). Theo ông, kinh tế chính trị học là khoa học về của cải thương nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu của nó là mua rẻ, bán đắt, mua ít, bán nhiều. Ông lên án sự tiêu dùng sa hoa của giới quý tộc, khuyên người dân hãy nên dùng hàng nội. · Tư tưởng của Kolbert (1619 – 1693) Chủ trương phát triển công nghiệp, hạ thấp vai trò của nông nghiệp. Theo ông, muốn tăng lượng tiền cho nhà nước thì phải phát triển công nghiệp. Biến nước Pháp thành trung tâm công nghiệp của thế giới. Ông đưa ra các giải pháp: - Quy định mức lương tối thiểu cho công nhân. - Viết thư mời thợ giỏi tới Pháp làm việc. - Khuyến khích sinh đẻ để có lao động trong công nghiệp. - Dùng các biện pháp hạn chế sự phát triển của nông nghiệp. Hạ giá nông sản, bắt nông dân phải bán hàng với bất cứ giá nào khi đã đưa nông sản ra thị trường. Nhận xét: Ba giải pháp đầu nhằm tăng lao động trong nông nghiệp. Giải pháp 4 làm cho nông nghiệp giảm sút, công nghiệp không phát triển được. Những chính sách này đã làm cho côn nghiệp nước Pháp chậm hơn các nuơcs Tây Âu 50 năm. Muốn vực nền kinh tế pháp lên thì phải phát triển nông nghiệp. Nhận xét chung về chủ nghĩa trọng thương: Tư tường kinh tế chủ yếu: + Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền là nội dung thực sự của của cải quốc gia, là tiêu chuẩn để phân biệt sự giàu có giữa các quốc gia. Vì vậy mục đích trong các chính sách của quốc gia là bằng mọi cách để tăng lượng tiền cho quốc gia mình. + Cong đường duy nhất để quốc gia giàu có là phát triển thương mại đặc biệt là ngoại thương. + Coi lợi nhuận thương nghiệp vừa là động lực, vừa là mục đích của người kinh doanh. Họ đề cao vai trò của thương nghiệp, hạ thấp nông nghiệp, công nghiệp. + Đánh giá cao vai trò của nhà nước trong phát triển thương mại. + Tư tưởng mang ít tính lý luận, tức chưa thừa nhận quy luật kinh tế khách quan. Đánh giá: + Họ kêu gọi sự tích lũy bằng tiền phù hợp với sự ra đời của phương thức sản xuất CNTB. + Họ coi lợi nhuận thương nghiệp vừa là động lực vừa là mục đích của người kinh doanh đó là cơ sở của lý thuyết về cơ chế thị trường, “bàn tay vô hình” và tư tưởng sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cũng là cơ sở lý thuyết về vai trò kinh tế của Nhà nước của kinh tế học hiện đại. + Trong tư tưởng kinh tế của họ mới chỉ thấy được mà lại quá nhấn mạnh vai trò của lưu thông, trao đổi mà không thấy được vai trò của sản xuất, nghĩa là: Tư tưởng của họ mới chỉ xem xét tới hiện tượng bề ngoài chưa đi sâu vào bản chất bên trong của quan hệ sản xuất xã hội. 2. Học thuyết tái sản xuất của Quesnay. Để phân tích biểu kinh tế Quesnay đưa ra những giả định sau: + Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn. + Sự biến động của giá cả + Không xét đến ngoại thương Ông chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản: - giai cấp sản xuất: là những người tạo ra sản phẩm thuần túy, bao gồm những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ đồn điền và công nhân của họ. - Giai cấp sở hữu: là những người thu sản phẩm thuần túy ( chủ ruộng đất) - Giai cấp không sản xuất: là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại Dựa vào tính chất hiện vật của sản phẩm ông chia sản phẩm xã hội thành 2 loại:nông nghiệp và công nghiệp. Giá trị tổng sản phẩm xã hội bao gồm 7 tỷ chia thành:5 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ sản phẩm công nghiệp. Chi phí của sản xuất nông nghiệp được chia thành: -Tiền ứng trước hàng năm (tiền lương,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...