Tài liệu Đề cương giáo trình luật môi trường

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1

    KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG


    1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường

    1.1. Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay

    ã Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường

    ã Thực trạng môi trường hiện nay:

     Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

     Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng

     Sự cố môi trường ngày càng gia tăng

    1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật

    ã Biện pháp chính trị

    ã Biện pháp tuyên truyền-giáo dục

    ã Biện pháp kinh tế

    ã Biện pháp khoa học – công nghệ

    ã Biện pháp pháp lý

    Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.

    2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường

    2.1. Định nghĩa luật MT

    LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

    Lưu ý: Chúng ta không nói luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới luật môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT.

    2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT

    ã Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.

    ã Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý:

     Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT).

     Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.

    ã Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau:

     Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT.

     Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.

     Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau.

    2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT

    Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau:

    ã Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)

    ã Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai).

    3. Nguyên tắc của LMT

    3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành

    ã Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.

    Quyền đuợc sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển).

    ã Cơ sở xác lập.

     Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.

     Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm.

     Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.

    ã Hệ quả pháp lý.

     Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT.

     Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân (điều 50, Hiến pháp1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin

    3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững

    ã Khái niệm

    Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững đuợc định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

    Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường.

    ã Cơ sở xác lập

    Nguyên tắc này đuợc xác lập trên những cơ sở sau:

     Tầm quan trong của môi trường và phát triển

     Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT.

    ã Yêu cầu của nguyên tắc

     Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro).

     Họat động trong sức chịu đựng của trái đất.

    3.3. Nguyên tắc phòng ngừa

    ã Cơ sở xác lập

     Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.

     Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.

    ã Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT.

    Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng.

    ã Yêu cầu của nguyên tắc

     Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT

     Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.

    3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

    ã Cơ sở xác lập

     Coi MT là một lọai hàng hóa đặc biệt.

     Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT

    Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật

    ã Mục đích của nguyên tắc

     Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ.

     Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.

     Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.

    ã Yêu cầu của nguyên tắc

     Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây tác động xấu tới MT

     Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.

    ã Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc

     Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên).

     Thuế MT (Điều 112 LBVMT).

     Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: Nộp phí BVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP

     Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại )

     Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng ( tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung )

     Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114, LBVMT)

    3.5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất

    ã Sự thống nhất của MT

    Được thể hiện ở 2 khía cạnh:

     Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.

     Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực.

    ã Yêu cầu

     Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.

     Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể:

     Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật bảo vệ MT, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất

     Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của MT theo hứơng quy hoạt động quản lý về mối trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

    4. Chính sách môi trường

    ã Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

    ã Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

    ã Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

    ã Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...