Tài liệu đề cương động vật học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG ĐỘNG VẬT HỌC
    Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của Động vật nguyên sinh.
    Các ngành Động vật nguyên sinh ( Protozoa)
    1. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống:
    * Cơ thể 1 tế bào(đơn bào hoặc tâp đoàn),độc lập, kích thước nhỏ, phân hóa phức tạp thành các cơ quan tửà là tế bào biệt hóa đa năng, đảm nhận mọi chức năng sống của cơ thể độc lập.
    * Cấu tạo đơn giản: tế bào chất và nhân
    + Tế bào chất: thường có 2 lớp ngoại chất(màng phim- đặc, quánh- gel), nội chất( lỏng- sol- chứa cơ quan tử:ty thể, golgi, MLNC), biến đổi giữa sol - gel.
    + Nhân: cấu tạo cơ bản giống Eucaryota(có màng nhân,nhiễm sắc thể ) kích thước, khối lượng, sắp xếp thay đổi tùy nhóm.
    * Cơ quan tử vận chuyển : chân giả, lông bơi hoặc roi bơi. Ngoài chức năng di chuyển còn là cơ quan tử bắt mồi.
    - Chân giả: có sự tham gia và biến đổi của tbc giữa hai trạng thái Sol ↔ Gel.
    - Lông bơi và roi bơi: khác nhau về số lượng và độ dài(lông bơi ngắn và nhiều)
    + Cấu tạo : có 9 sợi đôi vi ống ngoại vi xếp xung quanh+ 1 đôi vi ống trung tâm tạo thành hệ trụcà giữ lông bơi có hình thái ổn định, cấp năng lượng cho hoạt động bơi. Gốc lông bơi có thể gốc ≈ trung tửàchúng liên kết với nhau tạo thành mạng vận độngà phối hợp với nhau khi di chuyển.
    + Vai trò: vận chuyển, tạo dòng nước giàu ôxy lướt qua cơ thểàtăng cường trao đổi khí, đưa thức ăn và vụn hữu cơ vào bào khẩu
    * Hoạt động bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu: nhờ không bào co bóp.
    - Là cơ quan điều hòa áp suất thẩm thấu, vừa là cơ quan bài tiết và giữ cho cơ thể không bị phá vỡ do nước từ bên ngoài ngấm vào.
    - Cấu tạo: có 2 loại đơn giản và hệ thống. Thường xung quanh có nhiều ty thểà cung cấp năng lượng cho hoạt động bơm nước của các không bào.
    - Không bào co bóp chỉ có ở ĐVNS sống trong môi trường nước ngọt.
    * Hoạt động dinh dưỡng: có 2 kiểu chính : tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
    - Tự dưỡng : chỉ có ở ĐVNS có lục lạp nhờ năng lượng quang học.
    - Dị dưỡng: thức ăn vàoà hình thành các Không bào tiêu hóa( có màng bao) .
    - Hình thức tiêu hóa nội bào: lyzosom tiết enzim biến đổi thức ănàcác sản phẩm tiêu hóa được hấp thụ vào tế bào, KBTH bé dần cuối cùng chứa đầy
    chất bã à chúng được tống ra ngoài khi tiếp xúc với màng tế bào. Vị trí thải khác nhau( có thể cố định- trùng đế giày hoặc bất kỳ - amip )
    * Hoạt động sinh sản: đa số sinh sản vô tính và hữu tính đơn giản
    * Vô tính: phân đôi hoặc liệt phân( nhân nguyên phân nhiều lần trước khi tế bào chất phân chia). Một số sinh sản bằng mọc chồi.
    * Hữu tính : bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường không thuần lợi.
    - Hình thức: Tiếp hợp (Ciliophora). Đồng giao . Dị giao hoặc noãn giao.
    - Một số trong vòng đời có sự xen kẽ bắt buộc các thế hệ sinh sản.
    * Kết bào xác: hiện tượng chuyển sang sống tiềm sinh trong vỏ bọc của ĐVNS tránh những điều kiện bất lợi.
    - Quá trình biến hóa của kết bào xác: tế bào chuyển thành hình cầu, cơ quan tử bề mặt tiêu biến(lông, roi), không bào co bóp thải toàn bộ lượng nước thừa, bộ máy golgi tiết lớp vỏ bọc, chuyển hóa bên trong giảm tối đa.

    Câu 2. Đặc điểm cơ bản của Trùng chân giả; Trùng roi; Trùng bào tử và Trùng tơ.
    Ý nghĩa thực tiễn của các động vật đó.
    1.Trùng chân giả
    * Đặc điểm :
    - Di chuyển bằng chân giả. Cơ thể trần hoặc có vỏ. Kiểu chân giả và cấu trúc vỏ thay đổi tùy loài
    - Hình dạng cơ thể không cố định, kích thước khá lớn, không có vỏ bao.
    - Chân giả: hình thành nhờ sự biến đổi giữa hai dạng sol<-> gel của tế bào chất. Sự có mặt của 2 loại protein (actin và myosin) à Vận chuyển và bắt mồi nhờ chân giả; thức ăn là các sinh vật nhỏ và chất hữu cơ lỏng tạo không bào
    -Các cơ quan tử: có đủ. Không bào co bóp ( dạng không cố định- chu kỳ cách 1’-5’). Nhân số lượng thay đổi tùy loài.
    - Vỏ cơ thể : đa số trần. Một số có vỏ tạo thành bộ xương ngoàià bảo vệ.
    - Có khả năng kết bào xác khi điều kiện không thuận lợià phát tán rộng
    - Sinh sản vô tính: bằng phân đôi( A.proteus 1-2 phút phân chia 1lần)
    * ý nghía thực tiễn
    -Kí sinh gây bệnh đường ruột : Entamoeba hystolytica gây bệnh lị amip ở người; Bệnh Lê dạng trùng ở gia súc
    2.Trùng roi
    * Đặc điểm: di chuyển bằng 1 hay nhiều roi. Gồm 2 lớp: trùng roi thực vật ( có lục lạp)và trùng roi động vật( không có lục lạp).
    + Lớp trùng roi thực vật: cơ thể thường có ít roi bơi( 1-2), thường có lục lạp giúp quang hợp. Nhiều đại diện là sinh vật sản xuất ở biển, nước ngọt Dinh dưỡng tự dưỡng.
    + Lớp trùng roi động vật: Nhóm lớn( 6000- 8000 loài). Thường không có màu, phần lớn sống cộng sinh, ký sinh. Hình dạng ổn định, nhiều roi ( 1-8).
    - Ngoại chất : biến đổi thành màng phim (pellicula) bao bọc; một số có vỏ bao ngoài( lớp keo, lớp sừng hoặc màng Xenluloz )àổn định hình thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...