Chuyên Đề Đề cương chuyên đề Thi pháp thể loại văn học!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ LUẬN THỂ LOẠI
    Thể loại vốn là một vấn đề không mới mẻ của lý luận văn học nhưng đây vẫn là vấn đề mang tính thời sự. Lịch sử nghiên cứu thể loại đã kéo dài 2300 năm với các kiến giải của nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc.
    Trước hết, do tầm quan trọng của của chính bản thân vấn đề thể loại. “Thể loại chứa đựng toàn bộ tính văn học của văn học” (Likhatrov); “lịch sử văn học, trước hết là lịch sử hình thành, phát triển, tương tác giữa các thể loại”; và “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác chính là những nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học” (Bakhtin).
    II. LÝ LUẬN THỂ LOẠI CỦA BAKHTIN

    1. ĐVĐ:
    Thể loại là một trong những vấn đề rất cũ nhưng lại rất mới (cụ thể). Có thể nói, thể loại là vấn đề trung tâm trong hệ thống lí luận văn học của Bakhtin.
    2. Lí luận thể loại văn học của M. Bakhtin có những điểm mấu chốt sau đây.
    3. M. Bakhtin - Tiểu thuyết như 1 thể loại Văn
    4. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin được dịch giả Phạm Vĩnh Cư chuyển ngữ.
    Bakhtin được đánh giá là một nhà nghiên cứu lỗi lạc của thế kỷ XX, song cả những công trình nghiên cứu lẫn cuộc đời ông đều trầm luân, chìm nổi. Mãi đến nửa cuối thế kỷ XX tên tuổi, tư tưởng khoa học của ông mới chính thức được giới thiệu và mở rộng ảnh hưởng trên quy mô toàn thế giới.
    M.Bakhtin tìm thấy 3 đặc điểm hạt nhân cấu trúc làm cho TT khác biệt về nguyên tắc với tất cả các TL khác:
    + Phong cách lời TT
    + Tọa độ không-thời gian của hình tượng tiểu thuyết
    + Khu vực tiếp giáp giữa hình tượng nghệ thuật và đương đại đang tiếp diễn của chúng ta.
    4.1. Phong cách lời TT
    Qua Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, nhận thức về ngôn ngữ tiểu thuyết cũng có nhiều bước đột phá. Theo Bakhtin, nhà tiểu thuyết không giữ thái độ trung lập với hình tượng ngôn ngữ nhân vật, mà luôn tranh luận, phản bác, đồng tình, cật vấn, lắng nghe, chế nhạo, cường điệu để giễu nhại nó. Những hình tượng ngôn ngữ này được miêu tả và đồng thời cũng tự miêu tả.
    4.2. Tọa độ không – thời gian của hình tượng tiểu thuyết: Bakhtin khẳng định sứ mệnh khám phá số phận con người
    4.3. Khu vực tiếp giáp giữa hình tượng nghệ thuật và đương đại đang tiếp diễn của chúng ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...