Tài liệu đê cương chính trị cao đẳng nghê

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
    Trả lời:
    Khái niệm mối liên hệ: Dùng để chỉ sự tác động ràng buộc qui định và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
    Tính chất của mối liên hệ:
    + Thế giới khách quan: Thế giới vật chất tồn tại khách quan nên các mối liên hệ của nó cũng tồn tại khách quan tức là không phụ thuộc vào ý thức của con người.
    + Tính phổ biến: Mỗi sự vật hiện tượng có vô vàng các mối liên hệ, chúng có vị trí, vai trò khác nhau. Ngay trong các yếu tố của sự vật hiện tượng cũng có vô vàng các mối liên hệ khác nhau.
    + Tính đa dạng phong phú: sự vật này có mối liên hệ này, sự vật khác có mối liên hệ khác, trong thời gian khác nhau, không gian khác nhau là các liên hệ khác nhau.
    Ý nghĩa phương pháp luận:
    + Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện, tức là khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó càng cho chúng ta sự đánh giá, càng chính xác và đầy đủ sự vật hiện tượng chống lại quan điểm siêu hình phiến diện một chiều.
    + Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có đánh giá đúng về sự vật hiện tượng. Chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải, coi mọi mối quan hệ là như nhau.
    Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
    + Đảng ta đưa ra những đổi mới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng ) chứ không ở một lĩnh vực nào. Như Đại hội VII của Đảng nêu kinh nghiệm bước đầu đổi mới “Một là phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới, hai là đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi hình thức và cách làm phù hợp”. Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức, cán bộ, phong cách và lề lối làm việc.
    + Đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm như xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường để tạo ra động lực nhằm phát huy, kiến trúc nền kinh tế trong nhân dân, khai thác vốn đầu tư và trình độ cũng như vốn của nước ngoài, nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.
    Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, tạo ra rất nhiều thuận lợi cho kinh tế VN ngày càng đi lên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào sự nghiệp cách mạng VN đặc biệt là vận dụng nguyên lý của mối liên hệ phổ biến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...