Tiểu Luận Đề bài số 3: Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, MỞ ĐẦU
    Nhà nước thực hiện vai trò quản lý đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội, trong đó có công chứng, chứng thực. Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm tác động lên quá trình tổ chức và thực hiện công chứng, chứng thực đưa các hoạt động này vào khuôn khổ pháp luật, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế XHCN, tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Vì vậy em xin trình bày vấn đề “Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay”.
    II, NỘI DUNG
    1, Khái niệm công chứng, chứng thực và quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực:
    1.1, Khái niệm công chứng và chứng thực:
    Khái niệm công chứng theo Điều 2 Luật công chứng được hiểu như sau: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
    Hoạt động của công chứng vừa mang tính công quyền vừa mang tính chất dịch vụ công. Tính công quyền thể hiện ở chỗ công chứng viên của phòng công chứng hay của các văn phòng công chứng đều do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để công chứng các hợp đồng giao dịch giữa các tổ chức, công dân theo qui định của pháp luật. Khi tác nghiệp, công chứng viên nhân danh nhà nước thực thi công việc. Hoạt động công chứng còn mang tính chất dịch vụ công tức là thực hiện một loại dịch vụ của Nhà nước nhưng được Nhà nước giao cho tổ chức hành nghề công chứng đảm nhiệm, đó là công chứng các hợp đồng giao dịch mà các tổ chức và cá nhân yêu cầu. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công là phải bảo đảm được tính liên tục không bị gián đoạn của dịch vụ công.
    Khái niệm chứng thực theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực quy định: “Chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấpxã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này”.
    Danh mục tài liệu tham khảo

    1, Luật công chứng năm 2006
    2, Nghị định của Chính phủ số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực.
    3, Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra. ThS. Đặng Văn Tường, Quản lý nhà nước. Học viện hành chính, Số 168 tháng 1/2010.
    4, Hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp, Lê Thị Thu Hiền, Hà Nội, 2011.
    5, Một số ý kiến về công chứng và quản lý nhà nước đối với công chứng từ sau khi có luật công chứng, Võ Đình Nho, Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 4 (217) năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...