Tiểu Luận Đề bài số 19 Anh A, chị K có một căn nhà cấp 4 trên diện tích đất là 100m2 tại xã P huyện Q tỉnh M,

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài số 19 (8 điểm)


    Anh A, chị K có một căn nhà cấp 4 trên diện tích đất là 100m2 tại xã P huyện Q tỉnh M, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất năm 2004. Năm 2006, anh A đã viết giấy bán nhà và đất cho anh B với giá 500 triệu đồng nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên trước bạ. Năm 2007, do giá trị của mảnh đất theo thời giá thị trường là 800 triệu nên anh A đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu hủy hợp đồng mua bán giữa anh A và anh B với lý do chị K không ký vào giấy mua bán và không đồng ý việc mua bán trên. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi vụ tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải:

    1. Anh (chị) hãy bình luận quan điểm trên?

    2. Giả sử vụ việc đã được Tòa án thụ lý, hãy xác định tư cách của các đương sự trong vụ án và giải thích tại sao?












    1. Có quan điểm cho rằng Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu của anh A sau khi vụ tranh chấp đã được Ủy ban nhân dân xã P hòa giải. Anh (chị) hãy bình luận quan điểm trên?

    Trước hết, cần xác định tranh chấp trên là tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai là một trong những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự. Về nguyên tắc, tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đối với những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự do pháp luật dân sự điều chỉnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để giảm bớt áp lực về công việc của ngành tòa án, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp và tính chất vụ việc cần được giải quyết pháp luật quy định Tòa án chỉ có thẩm quyết giải quyết sau khi vụ việc đã được các cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước hoặc đương sự đã yêu cầu nhưng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định. Một trong những vụ việc đó là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đây là một trong các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 25 BLTTDS. Đối với loại tranh chấp này, tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp đã qua hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã. Hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật về đất đai . Khi hòa giải không thành tranh chấp sẽ tiếp tục được giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 36 Luật đất đai năm 2003.

    Tóm lại, theo quy định của pháp luật về đất đai thì tranh chấp quyền sử dụng đất phải qua giai đoạn hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ tranh chấp khi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...