Tiểu Luận Đề bài số 1 bài tập cá nhân tuần 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khẳng định “không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn” là đúng.
    Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về các biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn như sau: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.”
    Theo điều luật quy định thì về nguyên tắc chung, chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình mới có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Ngoài những người tiến hành tố tụng nói trên, người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; chỉ huy trưởng Cảnh sát biển; Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa; bất kỳ người nào cũng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn cụ thể do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
    Có sáu biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể bản chất, nội dung, căn cứ áp dụng, cơ quan có thẩm quyền áp dụng từng biện pháp, đối tượng có thể bị áp dụng từng biện pháp đó (từ Điều 80 đến Điều 94). Các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng được cả 6 biện pháp ngăn chặn. Những chủ thể không phải người tiến hành tố tụng chỉ được trao thẩm quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn nhất định trong trường hợp cụ thể. Ví dụ như người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp (khoản 2 Điều 81) hoặc ra quyết định tạm giữ (khoản 2 Điều 86).
    Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lí, trên cơ sở mức độ nguy hiểm cho xã hội và yêu cầu nhanh chóng trong tình huống "quả tang" và "đang bị truy nã"
    Như vậy, khẳng định lại một lần nữa, không chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
    2. Viện kiểm sát không có quyền thu thập chứng cứ.
    Khẳng định này là sai.
    Thu thập chứng cứ có thể hiểu là tổng hợp các hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Khoản 1 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
    Để thu thập chứng cứ, Cư quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.”
    Như vậy, theo điều luật, thẩm quyền thu thập chứng cứ thuộc về cả ba cơ quan tiến hành tố tụng. Nói cách khác, Viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ. Ngay Điều 37 quy định về quyền hạn của kiểm sát viên cũng chỉ rõ quyền triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, như điều 65 nói trên, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải đảm bảo đầy đủ, đúng thời hạn và phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo chính xác của nguồn chứng cứ.
    Khẳng định lại một lần nữa, Viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...