Luận Văn Đề bài: 1. Phân tích đặc trưng của HĐLĐ và phân biệt với hợp đồng dịch vụ dân sự 2.Trong phần nhận đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:
    1. Phân tích đặc trưng của HĐLĐ và phân biệt với hợp đồng dịch vụ dân sự
    2.Trong phần nhận định, bản án lao động sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện GK ghi: Qua xem xét các tình tiết của vụ án có thể nhận thấy bà Nguyễn Thị H đã vi phạm kỷ luật lao động vì vào ngày 1/05/2008 bà H không có mặt tại công ty X khi được giám đốc triệu tập hợp pháp để giải quyết việc khẩn cấp. Sau khi bị giám đốc kỷ luật kiển trách chuyển làm công việc khác (từ nhân viên văn thư chuyển xuống làm nhân viên tạp vụ) vì không đủ phẩm chất tiếp tục làm công việc cũ từ ngày 12/05/2008 đến ngày 31/12/2008. Nhưng bà H đã không hoàn thành nhiệm vụ vì ngày 15/05/2008 trong khi bê khay tiếp dân đã để đổ cà phê ra sàn nhà khách, làm hỏng tấm thảm trị giá 15.000.000 đồng của công ty. Vì vậy công ty đã ra quyết định sa thải là hoàn toàn đúng pháp luật vì đã gây thiệt hại như trên và thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm. Xét về phía công ty, mặc dù chưa có nội quy lao động bằng văn bản nhưng trong quá trình quản lý đã thường xuyên nhắc nhở nhân viên về ý thức chấp hành mệnh lệnh. Do đó coi như đã chuẩn bị tinh thần, thái độ cho nhân viên. Hơn nữa Bộ luật lao động cũng quy định rõ về các hình thức xử lý kỷ luật lao động nên thiết nghĩ cần phải ủng hộ công ty trong việc xử lý đối với người vi phạm. Về vấn đề này công ty cần rút kinh nghiệm ban hành nội quy để có cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý người lao động.
    Hỏi
    1. Việc bà H không có mặt tại công ty X vào ngày 1/5/2008 khi được giám đốc triệu tập để giải quyết công việc khẩn cấp có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động không? tại sao
    2. Nhận xét về việc xử lý kỷ luật bà H của công ty X trong vụ việc trên.?
    3. Hãy giải quyết quyền lợi của bà H theo quy định của pháp luật hiện hành?



    Bài làm
    I. LÝ THUYẾT
    1. Phân tích đặc trưng của hợp đồng lao động và phân biệt với hợp đồng dịch vụ dân sự.
    Theo Điều 26 Bộ luật lao động 1994 (BLLĐ 1994) thì “ Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự thỏa thuận giữa người lao động về việc làm có trả công điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động”.
    Hợp đồng lao động có những đặc trưng sau:
    - Thứ nhất, Trong HĐLĐ có sự phụ thuộc vào pháp lý của Người lao động với người sử dụng lao động.
    Đây được coi là đặc trưng tiêu biểu nhất của HĐLĐ mà các hệ thống pháp luật khác nhau dều thừa nhận. Có thể thấy trong tất cả các quan hệ khế ước, duy nhất HĐLĐ lại tồn tại đặc trưng này. Nói cách khác, trong quá trình thực hiện HĐLĐ dường như yếu tố bình đẳng “lẩn, khuất” ở đâu đó mà biểu hiện ra bên ngoài là sự không bình đẳng, bởi một bên trong quan hệ có quyền ra các mệnh lệnh, chỉ thị và bên kia có nghĩa vụ thực hiện. Với đặc trưng này của HĐLĐ có ý kiến cho rằng trong quá trình thực hiện. Với đặc trưng này của HĐLĐ có ý kiến cho rằng trong quá trình thực hiện, HĐLĐ không còn mang đầy đủ bản chất, nguyên nghĩa của khế ước. Thậm chí người ta còn cho rằng sự có mặt của đặc trưng này làm cho sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động dường như là một tất yếu. Song, yếu tố quản lý ở đây là lao động mang tính khách quan. Bởi vì, khi tham gia quan hệ HĐLĐ mỗi người lao động (NLĐ) thực hiện các nghĩa vụ có tính chất cá nhân, đơn lẻ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính xã hội hóa., vì thế hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp tác của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động. Ở đây vai trò của pháp luật HĐLĐ trở nên đặc biệt quan trọng. Một mặt, pháp luật đảm bảo và tôn trọng quyền quản lý của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Mặt khác, phải có các quy định nhằm ràng buộc, kiểm soát sự quản lý của NSDLĐ trong khuôn khổ pháp luật và tương quan với sự bình đẳng có tính chất quan hệ HĐLĐ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...