Luận Văn đề án Khởi sự kinh doanh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 3/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

    I. Giới thiệu tinh thần doanh nghiệp- tinh thần doanh nhân :
    1. Tinh thần doanh nghiệp, tinh thần doanh nhân:
    a. Tinh thần doanh nghiệp :
    Tinh thần doanh nghiệp là cách suy nghĩ, cách tư duy và hành động để nắm bắt cơ hội, các tiếp cận logic và chỉ đạo hợp lý.
    b. Tinh thần doanh nhân
    Tinh thần doanh nhân có thể được xem là những hoạt động thành lập ra một tổ chức mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm tận dụng những cơ hội đã xác định được. Tinh thần doanh nhân thường được xem là việc đối chọi với những thách thức, vì trong lĩnh vực kinh doanh, xác suất thất bại của một doanh nghiệp mới là khá cao. Những hoạt động mang tính chất này thì rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp. Và tinh thần doanh nhân cũng được xem là việc tạo ra việc làm cho nhiều người khác.

    Cha đẻ của khái niệm này chính là nhà Kinh tế học của viện Kinh tế học Áo Joseph Schumpeter. Theo Schumpeter, một người có tinh thần doanh nhân là người sẵn sàng và quyết tâm chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới. Tinh thần doanh nhân tạo ra một sự "đào thải sáng tạo" xuyên suốt các thị trường và ngành công nghiệp, tạo ra những ngành nghề kinh doanh và mô hình kinh doanh mới, đào thải những mô hình cũ và lạc hậu, kém hiệu quả. Và như thế, trong tầm dài hạn, tinh thần doanh nhân tạo ra một sự tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc.

    Frank Knight và Peter Drucker thì cho rằng, Tinh thần doanh nhân là việc chấp nhận rủi ro và dám làm. Người có tinh thần này, theo hai ông, chính là người dám đặt cược sự nghiệp và tài chính của mình cũng như đầu tư vốn và thời gian trong những khoản đầu tư không chắc chắn.
    2. Các đặc tính của nhà doanh nhân :
    Sáu chủ đề có tính thống lĩnh

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Vấn đề
    [/TD]
    [TD]Thái độ và hành vi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]

    Sự cam kết và
    lòng quyết tâm
    [/TD]
    [TD]- Kiên trì và quyết đoán, có thể cam kết và nhanh chóng
    - Có tính cạnh tranh mạnh mẽ để đạt được mục tiêu
    - Thống nhất trong giải quyết vấn đề, có nguyên tắc
    - Sẵn sàng hi sinh cuộc sống cá nhân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lãnh đạo
    [/TD]
    [TD]- Tự bắt đầu, có tiêu chuẩn cao nhưng không cầu toàn
    - Là người xây dựng nhóm và tạo anh hùng, có khả năng truyền cảm hứng với người khác.
    - Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử
    - Chia sẻ giá trị với tất cả những ai giúp tạo ra giá trị đó
    - Trung thực và tin cậy, xây dựng niềm tin, thực hiện sự công bằng.
    - Không phải là chú chó sói cô đơn
    - Là người học và người dạy cao cấp, người có khả năng động viên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ám ảnh về cơ hội
    [/TD]
    [TD]- Có kiến thức vô tận về nhu cầu khách hàng
    - Định hướng theo thị trường
    - Ám ảnh về việc tạo ra và tăng cường giá trị
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chấp nhận rủi ro,
    sự mơ hồ và
    không chắc chắn
    [/TD]
    [TD]- Chấp nhận rủi ro có tính toán
    - Giảm thiểu rủi ro
    - Chia sẻ rủi ro
    - Chấp nhận sự không chắc chắn và thiếu cấu trúc
    - Chịu đựng sự căng thẳng và mâu thuẫn
    - Có khả năng giải quyết vấn đề và tích hợp các giải pháp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sáng tạo, tự chủ và
    có khả năng thích nghi
    [/TD]
    [TD]- Là người có tư duy dổi mới, cởi mở, nhất quán
    - Luôn trăn trở về hiện tại
    - Có khả năng thích nghi và thay đổi, là một người giải quyết vấn đề sáng tạo
    - Là người học nhanh
    - Không sợ thất bại
    - Có khả năng hình thành ý tưởng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Có động cơ vươn lên
    [/TD]
    [TD]- Định hướng theo mục tiêu và kết quả, những mục tiêu lớn nhưng khả thi
    - Điều chỉnh để thành công và tăng trưởng
    - Không có nhu cầu về địa vị và quyền lực
    - Luôn hỗ trợ nhau (không cạnh tranh)
    - Nắm được những điểm yếu và điểm mạnh
    - Kiên nhẫn và có óc hài hước
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    3. Phân tích 5 sai lầm khi khởi sự :
    Ø Sai lầm 1 : Nhà doanh nghiệp được sinh ra chứ không phải được tạo nên :
    Sai lầm này dựa trên một niềm tin sai lầm là con người thường có thiên hướng trở thành doanh nhân. Có hàng trăm nghiên cứu về những đặc điểm tâm lý xã hội của doanh nhân và các nghiên cứu này đều đi đến thống nhất rằng doanh nhân nói chung không có gì khác biệt với những người khác. Không có ai được sinh ra để trở thành doanh nhân và mọi người đều có tiềm năng trở thành doanh nhân. Việc một nhóm người nào đó có trở thành doanh nhân hay không thì đây là một hàm số gồm các biến số môi trường, kinh nghiệm sống và sự lựa chọn của cá nhân. Tuy nhiên, có một số đặc tính riêng và đặc điểm phổ biến gắn với các doanh nhân như đã trình bày ở trên. Những đặc điểm này được phát triển theo thời gian và được phát triển từ bối cảnh xã hội của một cá nhân nào đó. Chẳng hạn, các nghiên cứu cho thấy những người có cha mẹ là người chủ thường dễ trở thành doanh nhân hơn. Khi thấy người cha hoặc mẹ độc lập ở nơi làm việc, đứa trẻ thường thấy sự độc lập, có cái gì đó hấp dẫn. Tương tự những người có quen biết một doanh nhân nào đó thì có khả năng liên quan đến việc khởi sự doanh nghiệp mới gấp hai lần so với những người không thể có môi quan hệ nào với doanh nhân.
    Ø Sai lầm 2 : Doanh nhân là người đánh bạc :
    Sai lầm thứ hai về doanh nhân khi cho rằng họ là những người đánh bạc và chấp nhận rủi ro cao. Sự thật là doanh nhân thường là những người chấp nhận rủi ro trung bình như tất cả mọi người. Ý kiến cho rằng doanh nhân là người đánh bài xuất phát từ hai nguồn.
    Thứ nhất, doanh nhân thường có những công việc ít ổn định và đối mặt với nhiều khả năng không chắc chắn hơn so với các nhà quản lí và những nhân viên có thứ bậc và có hồ sơ lao động. Chẳng hạn, một doanh nhân khởi sự một dịch vụ tư vấn cho hoạt động kinh doanh điện tử thường có một công việc ít ổn định hơn so với nhân viên một công ty điện thoại.
    Thứ hai, nhiều doanh nhân có nhu cầu thành đạt rất lớn và thường đặt ra những mục tiêu vô cùng thách thức. Hành động này đôi khi cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro.
    Ø Sai lầm thứ 3 : Tiền là động cơ chủ yếu của các nhà doanh nghiệp :
    Sẽ rất ngây thơ khi nghĩ rằng các nhà doanh nghiệp không tìm kiếm phần thưởng tài chính. Tuy nhiên, như đã nói ở treneenf ít khi là động cơ đầu tiên để các nhà doanh nghiệp khởi sự công ty. Hãy xem những gì thúc đẩy nhà doanh nhân này khởi nghiệp công ty Siebel Systems, một công ty thành công tại thung lũng Silicon, đó là Tom Siebel, ông viết :
    “ Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền, cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc niêm yết trên sàn chứng khoán, và chưa bao giờ nghĩ đến việc tạo ra giá trị. Chúng tôi chỉ nghĩ đến nỗ lực nhằm xây dựng một công ty chất lượng cao đáng tin cậy. Tôi giả thiết nếu tôi là một nhạc sĩ tài năng thì có lẽ tôi sẽ chơi guitar rất hay, nếu tôi là một tay chơi golf giỏi thì tôi sẽ tham gia tranh tài nhưng tôi lại không biết chơi guitar và khả năng đánh goft của tôi thật tệ hại. Vì thế, những gì tôi nghĩ, những gì tôi làm là những gì tôi làm tốt nhất. Và tôi nghĩ có lẽ những gì tôi làm tốt nhất là khởi sự và vận hành các công ty công nghệ thông tin.”
    Một số nhà doanh nghiệp cảnh báo rằng việc theo đuổi tiền bạc có thể gây sao lãng việc kinh doanh. Nhà truyền thông tên tuổi Ted Turner đã nói rằng “Nếu bạn nghĩ rằng tiền là chuyện lớn .bạn sẽ sợ mất khi có nó”. Tương tự, Debbie Fields, nhà sáng lập của Mrs. Field Cookies đã nói rằng nếu bạn theo đuổi tiền bạc, bạn sẽ không bao giờ được nó. Và Sam Walton, khi bình luận trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng bao vây ông khi ông trở thành người giàu nhất ở Hoa Kỳ trên tạp chí Forbes vào năm 1985, ông đã nói :
    “Đây là vấn đề: tiền không bao giờ có ý nghĩa đối với tôi, thậm chí với ý nghĩa là giữ được hiểu quả. Chúng tôi không xấu hổ vì có tiền nhưng tôi chỉ không tin rằng một kiểu sống phô trương lại tồn tại ở mọi nơi, ít nhất là ở đây tại Bentonville nơi mà mọi người làm việc chăm chỉ để kiếm tiền. Tất cả chúng tôi đều biết rằng mọi người luôn vắt chân lên cổ mà chạy. Tôi vẫn không thể tin rằng .”
    Ø Sai lầm thứ 4 : Các doanh nhân cần phải trẻ và có năng lượng.
    Bình quân các doanh nhân có tuổi từ 35 đến 45 tuổi và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong một công ty lớn.
    Trong khi có năng lượng là quan trọng thì các nhà đầu tư thường viện dẫn đến sức mạnh của các doanh nhân(hay nhóm doanh nhân) như là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định tài trợ cho các doanh nghiệp mới. Trên thực tế, một cảm giác mà các nhà đầu tư thường thể hiện ra đó là họ sẽ tài trợ cho một doanh nhân khỏe mạnh với một ý tưởng kinh doanh bình thường hơn tài trợ cho một ý tưởng kinh doanh hay và một doanh nhân tầm thường. Những gì làm nen một doanh nhân ”mạnh” trong mắt các nhà đầu tư chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh dự kiến, các kỹ năng và khả năng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, một uy tín vững chắc, một thành tích tốt, và đam mê về ý tưởng kinh doanh. Bốn trong năm đặc điểm đầu sẽ thuận lợi hơn cho người có tuổi lớn hơn so với các doanh nhân trẻ hơn. Hơn nữa, nhiều người chuyển sang kinh doanh khi về hưu. Một nghiên cứu đã bào cáo rằng 32% những người về hưu sớm đã chuyển sang mở công ty riêng.
    Ø Sai lầm thứ 5 : Các doanh nhân thường thích địa vị.
    Trong khi một số doanh nhân là kẻ khoa trương thì phần lớn trong họ không thích thu hút sự chú ý của công chúng. Trên thực tế, nhiều doanh nhân vì kinh doanh trên sản phẩm hay dịch vụ độc quyền nên họ tránh sự chú ý của công chúng

    Hãy nghiên cứu điều này với 3.300 công ty niêm yết trên sàn NASDAQ. Trong sô các doanh nhân đã khởi sự các công ty này thì nhiều người trong số họ vẫn còn chủ động gắn bó với công ty họ sáng lập. Tuy nhiên, bạn có thể biết tên bao nhiêu người trong số họ? Có thể năm bảy người? hầu hết chung ta chỉ biết đến những cái tên như Bill Gates của Microsoft, Steven Jobs của Apple và Michael Dell của Dell. Inc. Cho dù những người này có tìm kiếm hay thu hút sự chú ý hay không thì họ luôn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta lại biết đến những nhà sáng lập của Google, Nokia, hay GAP mặc dù chúng ta thường xuyên sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của họ. Những doanh nhân này, cũng như hầu hết những người còn lại, hoặc là đã tránh sự chú ý của công chúng hoặc là bị báo chí bỏ qua. Họ coi thường suy nghĩ sai lầm cho rằng các doanh nhân thích địa vị nhiều hơn so với những thành phần khác trong xã hội.
    4. Các bước khi Khời sự kinh doạnh :
    Tiến trình kinh doanh bao gồm 4 bước :
    - Bước 1 : Quyết định trở thành một nhà doanh nghiệp
    - Bước 2 : Phát triển các ý tưởng kinh doanh thành công
    - Bước 3 : Chuyển từ một ý tưởng thành một công ty khởi nghiệp
    - Bước 4 : Quản lý và phát triển công ty khởi nghiệp
    II. Phân tích, đánh giá, rà soát và nắm bắt Cơ hội và Đe dọa :
    1. Phân tích môi trường kinh doanh :
    a. Môi trường kinh tế :
    Nền kinh tế của Đà Nẵng đang trong giai đoạn phát triển mạnh, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao do đó người dân chú ý nhiều hơn đến vấn đề bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đặc biệt là chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống
    Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa của thành phố rất cao, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng như nhà máy, xí nghiệp, khu chung cư ngày càng xây dựng và phát triển khiến cho quỹ đất trồng trọt bị thu hẹp vì thế việc trồng rau sạch tại nhà đang được các người dân quan tâm.
    Thành phố Đà Nẵng là nơi có nhiều ngân hàng do đó việc vay vốn kinh doanh thuận tiện hơn
    b. Môi trường nhân khẩu học :
    Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngày 1/4/2009 , toàn thành phố có 221.915 hộ gia đình với 887.070 người.Mật độ dân số của Đà Nẵng là 691,2 người/km2, nếu chỉ tính trên đất liền là 906,9 người/km2, xếp thứ 43 về số dân và đứng thứ 13 về mật độ so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng là 2,62%, ước tính đến năm 2014 dân số Đà Nẵng đạt 1 triệu người.
    Với tốc độ gia tăng dân số cao như hiện nay, nhu cầu đất ở càng gia tăng khiến cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chính vì thế nguồn cung ứng ra sạch của thành phố phụ thuộc lớn vào các tỉnh lân cận như Đà Lạt, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi
    c. Môi trường tự nhiên :
    Khí hậu và đất đai thành phố Đà Nẵng khá thuận lợi cho việc trồng trọt.Ngoài ra khí hậu cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của dịch vụ trồng rau
    d. Môi khoa học – công nghệ :
    Khoa học và công nghệ được xác định là lĩnh vực then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế.Công nghệ sinh học được chọn là một trong năm hướng đột phá của thành phố Đà Nẵng và là lĩnh vực ưu tiên thứ hai sau công nghệ thông tin.
    Bên cạnh công tác triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học của thành phố, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã tiếp cận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong nước vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn, trồng lúa cao sản . hướng tới mục tiêu sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch.
    2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh :
    a. Đội thủ cạnh tranh trực tiếp :
    Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dịch vụ trồng rau sạch tại nhà chính là các nguồn cung ứng rau sạch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như Hòa Vang, Hòa Quý, và các tỉnh thành khác nhập vào Đà Nẵng đặc biệt là rau từ Đà Lạt. Tuy nhiên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...