Luận Văn Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Các chữviết tắt 2
    A. MỘT SỐVẤN ĐỀCHUNG 3
    I. Bối cảnh 3
    II. Thời cơvà thách thức 4
    III. Đường lối, chủtrương của Đảng và Nhà nước về
    dạy và học ngoại ngữ5
    IV. Kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ ởmột sốnước
    trên thếgiới và trong khu vực 6
    V. Thực trạng dạy và học ngoại ngữ ởnước ta hiện nay 10
    B. MỤC TIÊU - GIẢI PHÁP 25
    I. Các yêu cầu đối với đổi mới dạy và học ngoại ngữ25
    II. Các nội dung đổi mới dạy và học ngoại ngữ25
    III. Mục tiêu 32
    IV. Các nhóm giải pháp 33
    C. KẾHOẠCH THỰC HIỆN 38
    D. BỘMÁY CHỈ ĐẠO VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 42
    I. Thành lập Ban điều hành Đềán 42
    II. Phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành 42
    E. KINH PHÍ DỰTOÁN 44
    F. KHÓ KHĂN DỰKIẾN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 47


    A. MỘT SỐVẤN ĐỀCHUNG
    I. Bối cảnh
    Ngày nay, thếgiới đã bước vào thập kỉ đầu tiên của thếkỉ21 và đang
    chứng kiến, thậm chí đang bịcuốn vào dòng thác của sựbiến đổi vô cùng lớn
    lao của xã hội loài người với đặc trưng là: toàn cầu hoá, công nghệthông tin,
    xã hội học tập. Có thểnói, toàn cầu hoá, sự đổi mới công nghệ, đặc biệt là
    công nghệthông tin và nhu cầu học tập suốt đời đã và đang thôi thúc và giúp
    chúng ta tổchức lại một cách cơbản đời sống xã hội, đưa loài người đến với
    nền kinh tếtri thức, bước vào nền văn minh trí tuệ.
    Nhận thức rõ bối cảnh và xu thếphát triển của thời đại hiện nay, Đại
    hội đại biểu toàn quốc lần thứIX của Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược
    phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2001 – 2010) là`: “Đưa nước ta ra khỏi
    tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của
    nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trởthành nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công
    nghệ, kết cấu hạtầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường,
    thểchếkinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa được hình thành vềcơ
    bản; vịthếcủa nước ta trên trường quốc tế được nâng cao .”.
    Bối cảnh chung của thếgiới, mục tiêu chiến lược của nước ta nhưvậy
    đã trao cho nhà trường một trách nhiệm vô cùng vẻvang và nặng nề, đó là
    hình thành và phát triển những giá trịmới cho con người cảvềkhía cạnh nhân
    văn và kĩthuật. Hoàn thành trách nhiệm đó là nhiệm vụcủa tất cảcác môn
    học và các hoạt động trong nhà trường nói chung và của việc dạy và học
    ngoại ngữtrong hệthống giáo dục quốc dân Việt Nam nói riêng. Kinh
    nghiệm của các nước phát triển và các nước công nghiệp mới trên thếgiới
    cũng nhưtrong khu vực châu Á - Thái Bình dương đã chỉrõ, trong những
    điều kiện cần thiết đểhội nhập và phát triển thì ngoại ngữlà một công cụ,
    phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát triển trong
    thời đại ngày nay.
    Từsau khi nước nhà giành được độc lập đến nay, do những điều kiện
    lịch sử, quan hệngoại giao và nhu cầu phát triển kinh tế– xã hội của từng
    thời kỳxây dựng và bảo vệTổquốc, chúng ta đã tổchức dạy và học một số
    tiếng nước ngoài, trong đó phổbiến là bốn thứtiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp,
    tiếng Nga và tiếng Trung Quốc. Việc dạy và học ngoại ngữ đã có những đóng
    góp lớn lao đối với sựtiến bộtrong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nước ta
    trong suốt thời gian qua.
    Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và sựhội nhập quốc tế đang là
    xu thếcủa thời đại và trong bối cảnh đổi mới, mởcửa hướng ra thếgiới, làm
    4
    bạn với các nước trên thếgiới, chúng ta đã nhận thấy những bất cập của việc
    dạy và học ngoại ngữtrước đòi hỏi của sựphát triển kinh tếvà trước nhu cầu
    hội nhập, mởrộng giao lưu vượt ra khỏi phạm vi quốc gia của đông đảo nhân
    dân. Tình trạng lãng phí, kém hiệu quảcủa việc dạy và học ngoại ngữ, những
    khó khăn trong việc trao đổi nguồn nhân lực trong phạm vi hợp tác song
    phương hoặc đa phương đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách nghiêm
    túc thực trạng dạy và học ngoại ngữtrong hệthống giáo dục quốc dân trong
    những năm qua, từ đó nghiên cứu kĩlưỡng, hoạch định một chiến lược dạy và
    học ngoại ngữvừa khảthi, vừa đáp ứng được những yêu cầu phát triển tương
    lai của nước ta.
    II. Thời cơvà thách thức
    1. Thời cơ
    Do chính sách mởcửa và sựphát triển kinh tếnhanh và ổn định của
    Việt Nam trong thời gian qua, việc dạy và học ngoại ngữ ởnước ta đang có
    những thời cơhết sức quan trọng nhưsau:
    - Chủtrương mởcửa hội nhập và quan hệhợp tác quốc tếngày càng chặt
    chẽvà rộng mởgiữa nước ta và các nước trên thếgiới, đặc biệt là với các
    nước có bản ngữhoặc ngôn ngữquốc gia phù hợp với ngoại ngữ được dạy và
    học trong hệthống giáo dục quốc dân của nước ta, đã tạo tiền đềhết sức quan
    trọng cho việc tăng cường dạy và học ngoại ngữvới yêu cầu và chất lượng,
    hiệu quảngày càng cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
    - Sựphát triển của khoa học kĩthuật, đặc biệt là những thành tựu vềcông
    nghệthông tin và truyền thông đã tạo ra những phương thức dạy học phù hợp
    với điều kiện và đối tượng người học như: dạy học từxa, dạy học qua mạng
    . và những phương tiện dạy và học ngoại ngữhiện đại, có hiệu quảnhưcác
    phương tiện nghe nhìn, internet, e-learning, .
    - Sựgia tăng sốlượng các tổchức quốc tếvà các đối tác nước ngoài vào
    đầu tư ởnước ta, nhu cầu xuất khẩu lực lượng lao động tăng mạnh và nhịp độ
    giao lưu ngày càng cao vềvăn hóa, thểthao, nghệthuật giữa nước ta và các
    nước trên thếgiới đã tạo nên nhu cầu thành thạo ngoại ngữ đối với đội ngũ
    lao động các cấp, nhất là đối với thếhệtrẻtrong việc tiếp tục học tập, tìm
    kiếm cơhội việc làm, sựthành công trong sựnghiệp, đồng thời cũng tạo nên
    sựthay đổi vềnhận thức của xã hội đối với vai trò và tầm quan trọng của việc
    dạy và học ngoại ngữ.
    2. Thách thức
    Cùng với những thời cơthuận lợi nêu trên, trong thời gian tới, việc dạy và học
    ngoại ngữsẽphải đương đầu với một sốthách thức cơbản sau:
    5
    - Nhu cầu của xã hội vềngoại ngữ, nhất là ngoại ngữthông dụng trong
    giao dịch quốc tếngày càng cao nhưng khảnăng và điều kiện đầu tưcủa nhà
    nước và xã hội vềcơsởvật chất - thiết bịdạy học, đội ngũgiáo viên . còn
    rất hạn hẹp.
    - Chủtrương mởcửa hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ
    quốc tế, đặc biệt là quan hệtruyền thống giữa nước ta và những nước có bản
    ngữhoặc ngôn ngữquốc gia đang được dạy và học trong hệthống giáo dục
    quốc dân của nước ta đòi hỏi phải mởrộng qui mô, phạm vi và sốlượng ngoại
    ngữcần dạy và học nhiều hơn nữa, nhưng trước mắt, chúng ta chỉcó thểtập
    trung đầu tưnguồn lực cho ngoại ngữlà ngôn ngữthông dụng trong giao dịch
    quốc tế.
    - Sựtiến bộvềkhoa học kĩthuật và công nghệthông tin - truyền thông
    đã tạo những tiền đềvật chất - kĩthuật hết sức thuận lợi cho việc dạy và học
    ngoại ngữvới quy mô và trình độcao hơn, nhưng trình độ ứng dụng những
    tiến bộ đó vào việc dạy và học ngoại ngữcòn rất hạn chế.
    III. Đường lối, chủtrương của Đảng và Nhà nước vềdạy và học ngoại
    ngữ
    Xuất phát từvịtrí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữtrong công
    cuộc xây dựng, bảo vệvà phát triển đất nước, Đảng và Chính phủ đã có nhiều
    văn kiện vềviệc đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữtrong hệthống giáo dục
    quốc dân nước ta.
    Ngày 11 tháng 4 năm 1968, Thủtướng Chính phủ đã ra chỉthịsố
    43/TTg vềphương hướng và nhiệm vụdạy và học ngoại ngữ ởcác trường đại
    học, trung học chuyên nghiệp và các trường phổthông. Chỉthịnêu rõ dạy và
    học một ngoại ngữ ởcác trường cấp II và phấn đấu dạy và học hai ngoại ngữ
    ởcác trường cấp III. Các thứtiếng được dạy là: tiếng Nga, tiếng Trung Quốc,
    tiếng Anh và tiếng Pháp.
    Ngày 7 tháng 9 năm 1972, Thủtướng Chính phủra Quyết định số251-TTg vềviệc cải tiến và tăng cường công tác dạy và học ngoại ngữtrong
    các trường phổthông. Quyết định này tiếp tục khẳng định ngoại ngữ
    là một môn học cơbảntrong chương trình phổthông từcấp II trở
    lên, nhấn mạnh việc dạy và học đồng thời hai ngoại ngữ(một chính,
    một phụ) ởcấp III, mởcác trường chuyên ngoại ngữ ởnhững nơi có điều
    kiện, thành lập một trung tâm chuyên nghiên cứu việc dạy và học ngoại ngữ.
    Điều 24 của Luật Giáo dục (1998) cũng khẳng định vịtrí quan trọng
    của ngoại ngữtrong nội dung học vấn phổthông và đềra yêu cầu bảo đảm
    cho học sinh có kiến thức cơbản về ngoại ngữ.
    6
    Nghịquyết số40/2000/QH10 của Quốc hội khoá 10 về đổi mới chương
    trình giáo dục phổthông đã yêu cầu xây dựng đềán dạy và học ngoại ngữ ở
    trường phổthông đến năm 2010.
    Ngày 11/6/2001, Thủtướng chính phủra Chỉthịsố14/2001/CT-TTg
    về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổthông, trong đó yêu cầu xây
    dựng đềán “Giảng dạy, học tập ngoại ngữtrong trường phổthông.”
    Báo cáo của Chính phủtại kì họp thứ6 Quốc hội khoá XI (12/2004)
    cũng đã nêu lên một trong những giải pháp đẩy mạnh khảnăng chủ động hợp
    tác quốc tếtrong giáo dục là “Triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ
    trong hệthống giáo dục quốc dân, tập trung chủyếu vào tiếng Anh, khuyến
    khích dạy và học ngoại ngữthứhai. Cho phép một sốcơsởgiáo dục đại học
    và sau đại học giảng dạy song ngữ(bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) ở
    một sốmôn học, ngành học.”
    Kỳhọp thứ7 của Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật giáo dục (sửa
    đổi), trong đó có quy định tại Điều 7, mục 3 nhưsau: “Ngoại ngữ được quy
    định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sửdụng phổbiến trong
    giao dịch quốc tế. Việc tổchức dạy ngoại ngữtrong nhà trường và cơsởgiáo
    dục khác cần bảo đảm đểngười học được học liên tục và có hiệu quả”.
    IV. Kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ ởmột sốnước trên thếgiới và
    trong khu vực
    Từnửa sau của thếkỷ20, các nước trên thếgiới đều nhận ra rằng sự
    cùng tồn tại hòa bình phụthuộc vào việc hợp tác chặt chẽgiữa các quốc gia,
    sựcoi trọng nhau nhưlà những đối tác bình đẳng. Việc giao tiếp và trao đổi
    thông tin nhằm tăng cường hiểu biết giữa các nền kinh tế, xã hội và văn hóa
    đa dạng trởthành nền tảng cơbản cho sựphát triển những chiến lược chung
    vì lợi ích của tất cả. Chỉnhững công dân có khảnăng và kỹnăng ngôn ngữ
    phù hợp trong bối cảnh giao tiếp đa văn hóa mới có thểthiết lập được những
    kênh thông tin cần thiết cho việc hợp tác thành công. Điều này dẫn tới mối
    quan tâm sâu sắc chưa từng thấy giữa các nhà hoạch định chính sách giáo dục
    trong việc tăng cường dạy ngoại ngữvà trang bịhiểu biết vềcác nền văn hóa
    tương ứng.
    1. Vịtrí và vai trò của ngoại ngữtrong hệthống giáo dục quốc dân
    Năm 1976, Cộng đồng Châu Âu đã kêu gọi các quốc gia thành viên mở
    rộng việc dạy và học ngôn ngữvà bảo đảm rằng tất cảhọc sinh đều học ít
    nhất một ngoại ngữtrong khối Châu Âu. Năm 1995, trong Sách trắng của Uỷ
    ban Châu Âu, phần ‘Dạy và học – hướng tới một xã hội học tập’ đã yêu cầu
    rằng : “Khuyến khích thếhệtrẻhọc ít nhất hai ngoại ngữcủa Cộng đồng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...