Thạc Sĩ Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU . iv

    CHƯƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KHI VIỆT NAM GIA
    NHẬP WTO 1
    1.1 Tổng quan về Doanh nghiệp nhà nước . 1
    1.1.1 Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước . 1
    1.1.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp nhà
    nước 6
    1.1.3 Vai trò và đặc trưng của Doanh nghiệp nhà nước 8
    1.2 Xu thế đổi mới Doanh nghiệp nhà nước trên thế giới 11
    1.3 Biện pháp và các bước tiến hành đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 12
    1.3.1 Các biện pháp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 12
    1.3.2 Các bước tiến hành đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 13
    1.4 Những tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO 18
    1.4.1 Về tổ chức thương mại thế giới – WTO 18
    1.4.2 Những tác động tích cực-thời cơ đối với kinh tế Việt Nam 18
    1.4.3 Những tác động tiêu cực-thách thức đối với kinh tế Việt Nam 19

    CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
    QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA . 21
    2.1 Quá trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong
    thời gian qua 21
    2.1.1 Giai đoạn từ 1990 đến 1993 . 23
    2.1.2 Giai đoạn từ 1994 đến 1997 26
    2.2.3 Giai đoạn từ 1997 đến 2003 28
    2.2 Đánh giá về hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước và thực
    trạng hoạt động trong thời gian qua . 33
    2.2.1 Hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước . 33
    2.2.2 Thực trạng hoạt động của DNNN . 36
    2.3 Một số nguyên nhân và hạn chế của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN
    cần phải khắc phục . 43
    2.3.1 Về cơ chế chính sách . 43
    2.3.2 Về công tác chỉ đạo . 44
    2.3.3 Về tổ chức thực hiện . 45
    2.4 Đánh giá sơ lược quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
    thời gian qua và năng lực cạnh tranh hiện nay . 46

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 49
    3.1 Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền của DNNN và thúc đẩy
    cạnh tranh . 50
    3.1.1 Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền và độc quyền của DNNN 50
    3.1.2 Nâng cao sức cạnh tranh và chú trọng đầu tư vào những DNNN hoạt động
    trong các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao 54
    3.1.3 Thực hiện công ty hóa DNNN . 55

    3.2 Các giải pháp thúc đẩy sắp xếp, CPH DNNN và hoàn thiện cơ chế tài
    chính . 57
    3.2.1 Cơ chế cổ phần hóa, sắp xếp Doanh nghiệp nhà nước . 57
    3.2.2 Hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp và
    phương thức quản lý doanh nghiệp 60
    3.3 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước 62
    3.3.1 Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của khu vực Doanh nghiệp nhà nước . 62
    3.3.2 Có chính sách hợp lý đầu tư vốn cho Doanh nghiệp Nhà nước 64
    3.3.3 Củng cố, phát triển các Tổng công ty Nhà nước thành các tập đoàn kinh tế . 67

    KẾT LUẬN viii
    PHỤ LỤC . ix
    TÀI LIỆU THAM KHẢO xxv


    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài :
    Hiện nay, nền kinh tế các nước trên thế giới vận hành theo xu thế hội nhập
    với sự hình thành của các tổ chức hợp tác quốc tế, các khu vực mậu dịch tự do và
    tiến tới nhất thể hóa. Do vậy, cùng với quá trình đổi mới kinh tế nói chung, các
    nước đang phát triển cần phải phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới DNNN
    nhằm tạo ra một hệ thống DNNN đủ sức đương đầu trong môi trường cạnh tranh
    quốc tế. Nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc khi đàm phán vào
    WTO, đã nói với DNNN “Nếu Chu Dung Cơ này không cải cách được DNNN thì
    WTO sẽ cải cách doanh nghiệp. Chỉ e rằng lúc đó sẽ không thuận lợi như Chu
    này làm bây giờ”. Phát biểu này phần nào cho thấy sự cấp thiết phải đẩy nhanh
    tốc độ sắp xếp, đổi mới DNNN trước khi gia nhập WTO.
    Đối với Việt Nam, đổi mới DNNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng
    và cấp bách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ
    XX, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới DNNN.
    Hiện nay, khi mà thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến gần, vấn đề
    đổi mới DNNN càng trở nên nóng bỏng và bức xúc. Tuy vậy, mặc dù chủ trương
    sắp xếp, đổi mới DNNN đã được đưa ra và thực hiện từ lâu, song cho đến nay
    tiến độ thực thi rất chậm, ngay cả khi Chính phủ đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng
    Bộ, ngành trung ương và các địa phương.
    Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng phải đẩy nhanh tiến trình sắp
    xếp, đổi mới DNNN trong bối cảnh mà thời điểm gia nhập WTO đã đến gần, đề
    tài luận văn cao học “Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp
    nhà nước – điều kiện tất yếu để Việt Nam gia nhập WTO” được thực hiện
    nhằm đáp ứng một số vấn đề của yêu cầu trên.

    2. Xác định vấn đề nghiên cứu :
    a. Xác định vấn đề nghiên cứu :
    Vấn đề trung tâm mà đề tài muốn giải quyết là thông qua việc tìm hiểu
    khái quát về DNNN, phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN, thực
    trạng và hiệu quả sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam trong thời gian qua, đề ra
    một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới
    DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO.

    b. Câu hỏi nghiên cứu :
    Đề tài sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể như :
    1. Khái quát về DNNN và quá trình hình thành DNNN ?
    2. Vai trò, đặc trưng của DNNN ?
    3. Xu hướng đổi mới DNNN trên thế giới ?
    4. Phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN ?
    5. WTO là gì? Và nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu những tác động gì khi gia
    nhập WTO?
    6. Quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam từ năm 1990-2003 ?
    7. Hiệu quả của quá trình trên và những nguyên nhân cần khắc phục là
    gì?. Thực trạng hoạt động của DNNN trong thời gian qua?
    8. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã đạt được
    những kết quả nào và năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện nay ra sao?
    9.Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản nào nhằm thúc
    đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO?

    c. Mục tiêu nghiên cứu :
    Đề tài đã nhắm các mục tiêu sau :
    1. Đưa ra một số khái niệm về DNNN và kết luận đặc điểm chung.
    2. Chỉ ra xu thế đổi mới DNNN trên thế giới là một tất yếu.
    3. Đưa ra phương pháp và các bước tiến hành đổi mới DNNN.
    4. Trình bày WTO là gì và những tác động đến nền kinh tế khi Việt Nam
    gia nhập WTO.
    5. Trình bày quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN ở Việt Nam từ năm 1990-
    2003 ở một số khía cạnh nhất định nhằm phục vụ cho đề tài.
    6. Đánh giá về hiệu quả sắp xếp, đổi mới, thực trạng hoạt động của
    DNNN trong thời gian qua và nêu một số nguyên nhân cần khắc phục.
    7. Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời
    gian qua.
    8. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi
    mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO.

    3. Phương pháp nghiên cứu :
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu dữ
    liệu thứ cấp; Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử; Phương pháp phân tích
    tổng hợp.

    4. Phạm vi nghiên cứu :
    Đổi mới DNNN là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều lĩnh
    vực. Để tiến hành đổi mới DNNN đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải
    pháp. Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài xin phép chỉ trình bày một số giải
    pháp thuộc các lĩnh vực : Hạn chế, tiến tới xóa bỏ đặc quyền, độc quyền và thúc
    đẩy cạnh tranh; Thúc đẩy quá trình sắp xếp, CPH DNNN; và nâng cao hiệu quả
    hoạt động của DNNN. Các nhóm giải pháp này nhằm góp phần thúc đẩy tiến
    trình sắp xếp, đổi mới DNNN, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của Việt Nam.
    5. Nội dung của luận văn:
    Với phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài được kết cấu gồm ba chương :
    Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về đổi mới Doanh nghiệp nhà nước và
    những tác động khi Việt Nam gia nhập WTO.
    Chương 2 : Thực trạng, hiệu quả sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp nhà nước
    và đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương 3 : Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi
    mới Doanh nghiệp nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...