Thạc Sĩ Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 12/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Trong quá trình đổi mới đất nước, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân, đưa đến những thành tựu rất quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã xác định trong thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”). Đến Đại hội IX khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Và tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010, 2020 tương ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tiếp tục xác định: phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
    Trong những năm qua, từ vai trò, sự cần thiết của việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra những tiền đề, những điều kiện phát triển kinh tế – xã hội để thực hiện thắng lợi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tây Ninh đã đạt được thành tựu khá toàn diện.
    Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện và từng bước nâng lên, nhất là nông dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số và nông dân ở vùng tôn giáo .
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng nông thôn Tây Ninh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:
    Sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng nhưng kém bền vững, phân tán, manh mún, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả, thiên tai, dịch bệnh . Mức độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, mang tính tự phát, không ổn định. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn yếu kém, việc ứng dụng máy móc, khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn thấp. Ngành nghề nông thôn thiếu đầu tư nên phát triển chậm; ngành nghề truyền thống chưa được chú trọng, phát huy và đang dần mai một, dẫn đến tình trạng lao động dư thừa tăng, đời sống nông dân còn thấp. Các ngành phục vụ nông nghiệp chậm đổi mới, thiếu liên kết.
    Trình độ dân trí thấp, lao động thủ công là chính, thiếu cán bộ có năng lực và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển. Để phát huy những tiềm năng, những lợi thế, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế đã nêu trên, một mặt đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, mặt khác thúc đẩy nhanh các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từng bước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng nông thôn ở một tỉnh như Tây Ninh có hơn 80% là nông dân. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2020 góp phần đưa Tây Ninh đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vừa cấp bách vừa lâu dài và mang tầm chiến lược cho địa phương Tây Ninh.
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Mở đầu . 1
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về CNH, HĐH nông nghiệp,
    nông thôn 6
    1.1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐH
    nông nghiệp, nông thôn . 6
    1.1.1. Một số khái niệm 6
    1.1.2. Vai trò đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 9
    1.1.3. Sự cần thiết khách quan đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
    thôn Tây Ninh 11
    1.2. Những quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học, chủ nghĩa Mác –
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn 12
    1.2.1. Quan điểm của các nhà kinh tế học 12
    1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin . 14
    1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh . 17
    1.2.4. Quan điểm của Đảng ta . 18
    1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông
    nghiệp, nông thôn 23
    1.3.1. Nguồn vốn .23
    1.3.2. Nguồn nhân lực . 24
    1.3.3. Khoa học – công nghệ . 25
    1.3.4. Thị trường nông nghiệp, nông thôn . 26
    1.4. Kinh nghiệm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
    nông thôn và bài học rút ra cho Tây Ninh 27
    1.4.1. Kinh nghiệm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn . 27
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tây Ninh trong quá trình đẩy nhanh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 35
    Chương 2: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
    nông thôn tỉnh Tây Ninh . 37
    2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh . 37
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 37
    2.1.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội 39
    2.2. Thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
    thôn giai đoạn 2001 - 2010 42
    2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn . 42
    2.2.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn. 49
    2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn . 51
    2.2.4. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp . 53
    2.2.5. Nguồn nhân lực 56
    2.2.6. Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe 57
    2.2.7. Xây dựng đời sống văn hóa - xã hội . 58
    2.2.8. Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu, hạn chế . 59
    2.2.9. Bài học kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh 65
    2.2.10. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn . 66
    Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy nhanh CNH,
    HĐH nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh đến năm 2020 68
    3.1. Quan điểm . 68
    3.2. Phương hướng . 69
    3.2.1. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế nông
    nghiệp, nông thôn 69
    3.2.2. Đẩy nhanh đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội . 74
    3.2.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
    của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 74
    3.2.4. Nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp
    phát triển kinh tế-xã hội . 75
    3.2.5. Quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường bền vững . 76
    3.2.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo và đào tạo lại, giải quyết việc
    làm, xóa đói giảm nghèo 76
    3.2.7. Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng chăm
    sóc sức khỏe nhân dân . 77
    3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn .78
    3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết cấu
    hạ tầng KT-XH và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại 78
    3.3.2. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phù hợp ở
    từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển . 82
    3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của
    quá trình phát triển nhanh và bền vững 83
    3.3.4. Đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa 85
    3.3.5. Huy động, sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư phát
    triển . 86
    3.3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ 87
    3.3.7. Thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội 88
    3.4. Kiến nghị . 90
    Kết luận . 91
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     
Đang tải...