Tiểu Luận Dạy ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp Đọc - Hiểu văn bản đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I - CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    - Tích cực hưởng ứng Nghị quyết 40 của Quốc Hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về: Ngành giáo dục thực hiện dạy sách giáo khoa mới theo phương pháp dạy học mới.
    - Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 "Haikhông": nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
    - Sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng tích hợp giữa 3 phân môn: ( Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn).
    - Sách giáo khoa là công trình khoa học sư phạm của tập thể các nhà nghiên cứu đầu tư công sức biên soạn, thực nghiệm sửa chữa, hoàn thiện và được hội đồng thẩm định đánh giá thông qua. Vì thế chúng ta cần trân trọng công trình nghiên cứu này.
    - Dạy Ngữ Văn theo phương pháp đọc hiểu văn bản. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp - tích cực để phát huy hết được khả năng suy nghĩ tập thể . của mọi đối tượng học sinh được thể hiện khả năng tích cực của bản thân đóng góp ý kiến trong giờ học.
    - Thực hiện dạy sách giáo khoa theo phương pháp mới là nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
    II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
    1. Tình hình dạy và học.
    - Thực tế giáo viên dạy sách giáo khoa mới được 8 năm 6; 7năm lớp 7; 6năm lớp 8 và 5năm lớp 9 nên kinh nghiệm tích luỹ được còn hạn chế.
    - Giáo viên còn lúng túng về nhiều mặt, về kiến thức ở một số tác phẩm, bài học mới đưa vào SGK, đặc biệt là về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
    Về phương pháp dạy Ngữ văn theo phương pháp đọc - hiểu văn bản đảm bảo nguyên tắc tích hợp, tích cực trong dạy học còn nhiều lúng túng. Một là quá gò bó, gượng ép. Hai là lạm dụng tích hợp mà không đi sâu vào phân môn - tiết học đang thực hiện.
    Nhiều giáo viên nhận thức tốt bản chất của phương pháp này, rèn cho học sinh kỹ năng đọc - hiểu văn bản, nhận thức tốt bản chất của hướng tích cực, tích hợp mong muốn thức hiện vấn đề này một cách tốt nhất, nhưng chưa có một quy trình khoa học, hợp lý để vận dụng trong giảng dạy.
    Thực tế SGK Ngữ văn mới tiếp tục được biên soạn theo hướng tích cực đã có truyền thống trong việc giảng dạy và học văn, giúp học sinh nhận thức được giá trị tác phẩm văn chương đích thực. Tránh xa vào phương pháp xã hội học dung tục, giản đơn. Đặc biệt phải coi trọng việc nhận thức tác phẩm ở một cấp độ bản chất, chỉnh thể.
    Đối với học sinh việc học tập, tiếp thu SGK mới, các em cũng chưa định hình rõ vấn đề phương pháp học tập đổi mới, để theo kịp với sự đổi mới trong chương trình của SGK mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...