Tài liệu Dạy nghề và dạy nghề đối với người bị kết án phạt tù

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG
    1.1 Dạy nghề và dạy nghề đối với người bị kết án phạt tù:
    1.1.1 Dạy nghề:
    a/ Khái niệm:
    Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.
    b/ Đặc điểm:
    Thứ nhất, dạy nghề là hoạt động tương tác từ hai phía, người dạy nghề và người học nghề. Hoạt động này hướng đến việc cung cấp kỹ năng nhất định cho người học có thể làm được những công việc nhất định sau khi kết thúc khóa học, nâng cao tay nghề.
    Thứ hai, dạy nghề bao gồm các mục đích cơ bản là trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Không chỉ giúp người học có kỹ thuật làm những công việc trong ngành đào tạo mà còn có ý thức, trách nhiệm đối với nghề mình đang học và tương lai sẽ làm.
    Thứ ba, dạy nghề chỉ áp dụng đối với những nghề thuộc dạng lao động phổ thông, không nặng về tính lý thuyết khoa học mà nghiêng về kỹ năng thực hành để học viên có thể dễ dàng tiếp thu và làm việc ở môi trường thực tế như nghề mộc, sửa chữa xe gắn máy các loại, nghề thêu,
    1.1.2 Dạy nghề đối với người bị kết án phạt tù:
    a/ Khái niệm:
    Dạy nghề đối với người bị kết án hình phạt tù là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho các phạm nhân để họ có thể tự tạo ra của cải vật chất hay tinh thần nào đó trong quá trình cải tạo tại trại giam và có thể tư tạo ra việc làm, công việc ổn định cho mình sau khi ra tù nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
    Tại Điều 8 NĐ 80/2011/NĐ-CP có quy định cụ thể về định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù như sau:
    “1. Trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kết quả, năng lực nghề nghiệp của từng phạm nhân để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề, định hướng tìm kiếm việc làm cho họ sau khi chấp hành xong án phạt tù.
    2. Căn cứ vào khả năng của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, các trại giam, trại tạm giam tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề và tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản cho người chưa có nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho phạm nhân trước khi họ chấp hành xong án phạt tù.
    3. Phạm nhân là người chưa thành niên được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.
    4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm kiếm việc làm cho họ.”
    b/ Ý nghĩa:
    Dạy nghề cho những người bị kết án phạt tù mang nhiều ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ giúp đỡ cho chính bản thân phạm nhân mà còn mang lại lợi ích cho trại giam, cộng đồng khi phạm nhân ra tù.
    Đối với phạm nhân, việc được dạy nghề trong khi chấp hành hình phạt tù trước tiên như là sự đảm bảo của Nhà nước cho họ về một trong những quyền cơ bản nhất là quyền được lao động. Thiết thực hơn, dạy nghề trong trại giam giúp phạm nhân có cơ hội được học tập thêm những kiến thức và kỹ năng hành nghề phổ thông để trong thời gian còn chấp hành hình phạt tù họ cảm thấy mình còn có ích cho xã hội, bản thân họ không phải là “những người vứt đi” dưới con mắt của nhũng người kỳ thị và xã hội. Bên cạnh đó, sau khi ra tù họ có thể dễ dàng hơn trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, có kỹ năng làm việc sau khi được học nghề để họ có thể tự mình tạo ra của cải vật chất cho nhu cầu của mình và xã hội.
    Đối với Nhà nước và xã hội, công tác dạy nghề đối với người đang cấp hành hình phạt tù vừa thể hiện tinh thần nhân ái, nguồn động viên tinh thần to lớn giúp họ sửa chữa lỗi lầm, sớm hoàn lương trở thành người có ích cho xã hội, giảm tình trạng tái phạm, vừa nhằm tái sản xuất nguồn lao động mới có chất lượng hơn, đem lại hiệu quả về nhiều mặt cho xã hội.
    1.2 Tái hòa nhập cộng đồng:
    1.2.1 Khái niệm:
    Theo quy định của Nghị định 80/2011 về tái hòa nhập cộng đồng và các văn bản pháp luật liên quan thì tái hòa nhập cộng đồng được hiểu là những biện pháp, cách thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với gia đình và xã hội tạo điều kiện để những người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt do việc vi phạm pháp luật của mình hòa nhập trở lại với cuộc sống hiện tại ngoài xã hội sau một thời gian bị cách li.
    Tái hòa nhập là chuẩn bị cho họ hành trang quay lại với cuộc sống trong xã hội. Giúp cho họ có điều kiện ổn định cuộc sống khi hòa nhập với cộng đồng, không bị mặc cảm, không cảm thấy mình khác bị tách biệt khỏi xã hội và quan trong hơn cả là giúp họ không quay lại con đường tội lỗi trước đó để trở thành người công dân tốt, người có ích cho xã hội.
    1.2.2 Ý nghĩa công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người bị kết án phạt tù:
    Thứ nhất, giúp cho những người phạm tội hòa nhập lại với cuộc sống ngoài xã hội, đây là ý nghĩa quan trọng nhất của việc tái hòa nhập cộng đồng. Vì người phạm tội đã có một thời gian các ly khỏi xã hội, cho nên sau khi chấp hành xong hình phạt thì việc quan trọng là phải giúp họ hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Điều đó giúp họ không cảm thấy mình bị tách biệt với xã hội, có thể hòa nhập lại với cuộc sống ngoài xã hội.
    Thứ hai, giúp họ chuẩn bị hành trang hòa mình với mọi người xung quanh. Trước khi hòa nhập lại với cộng đồng thì việc giúp họ trang bị những kiến thức mới về cuộc sống, chuẩn bị tâm lý thật tốt, thật vũng vàng. Đồng thời, giúp họ sau khi hòa nhập với cộng đồng sẽ có việc làm để họ ổn định cuộc sống. Tất cả điều đó giúp họ không bị mặc cảm, tự ti sống khép mình với mọi người mà họ sẽ hòa nhập với mọi người xung quanh, thấy mình có ích cho xã hội.
    Thứ ba, tái hòa nhập cộng đồng góp phần ngăn ngừa tội phạm. Khi ta làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng sẽ giúp những người từng phạm tội ý thức được việc mình làm, thấy mình không bị xã hội loại bỏ, điều đó sẽ giúp họ không quay lại con đường tội lỗi như trước. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật và hòa nhập được với cuộc sống xã hội thì họ sẽ không phạm tội trở lại góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...