Tiểu Luận Dạy nghề ở nông thôn theo từng đặc thù kinh tế ở từng địa phương

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Q

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ua nghiên cứu học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội chúng ta nhận ra rằng, nguyên nhân và động lực cho sự phát triển xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong các yếu tố cấu thành lực lượng
    sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết định và công cụ lao động giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Như vậy, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội như chiếc chìa khóa để con người có thể mở cửa những lĩnh vực khác nhau khi nghiên cứu về lịch sử, xã hội.
    Quan tâm hơn nữa đến việc phát triển hệ thống dạy nghề và đảm bảo chất lượng, gắn yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại cũng như năng lực hành nghề. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành các địa phương, đặc biệt khu vực nông thôn.
    Giáo dục nghề nghiệp đã phục hồi sau nhiều năm suy giảm, quy mô đào tạo của dạy nghề cũng như trung học chuyên nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng ,tuy nhiên quy mô hiện nay còn rất thấp so với yêu cấu chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa, yêu cầu phát triển đa dạng về ngành nghề, đặc biệt là ở vùng nông thôn để đào tạo được người lao động có đầy đủ sức khỏe, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu làm chủ được những kỹ thuật hiện đại là việc vô cùng khó khăn .
    Trình độ dân trí ở nông thôn Việt Nam chúng ta hiện nay còn thấp, thậm chí ở một số nơi còn quá thấp. Việc dạy chữ, xóa mù đã là việc làm khó khăn thì việc dạy nghề cho người dân ở nông thôn là việc làm cực kỳ khó khăn mà chúng ta cần phải làm gấp. Nhận thức được vấn đề này, bản thân tôi xin chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu và làm tiểu luận.
    Hướng nghiên cứu của đề tài này là trung giải quyết về cách thức và biện pháp dạy nghề ở nông thôn theo từng đặc thù kinh tế ở từng địa phương, từng vùng. Một khi người lao động ở nông thôn được đào tạo nghề, nắm bắt được kỹ thuật hiện đại thì công cuộc cách mạng công nghiệp hóa nông thôn của chúng ta
    sẽ thành công.
    Tiểu luận này có 3 chương :
    Chương 1 : Lý luận Hình thái kinh tế – Xã hội.
    Chương 2 : Vai trò và vị trí của việc đào tạo nghề ở nông thôn, thực trạng
    về công tác dạy nghề ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
    Chương 3 : Cách thức và giải pháp dạy nghề ở nông thôn theo từng đặc
    thù kinh tế ở từng địa phương, từng vùng.
    Chương 1 : LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI.


    1.1. Hình thái kinh tế xã hội là gì ?

    Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội trong từng giai đọan lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản


    xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
    sản xuất ấy.
    Như vậy:Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội trọn vẹn trong tưng giai đoạn lịch sử nhất định.
    Cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội gồm: Lực lương sản xuất, quan hệ sản xuất ( mà những quan hệ sản xuất ấy tạo nên kết cấu kinh tế tức cơ sở hạ tầng của xã hội) và kiến trúc thượng tầng.
    Cho đến nay, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội sau :
    + HTKTXH công xã nguyên thuỷ : khoảng 4 triệu năm.
    + HTKTXH chiếnm hữu nô lệ : gần 4000 năm.
    + HTKTXH phong kiến : gần 1500 năm.
    + HTKTXH tư bản chủ nghĩa : cho đến nay gần 500 năm.
    Một khi hình thái xã hội này được thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội khác thì xã hội loài người phát triển lên một mức cao hơn. Vì vậy, tìm ra được nguyên nhân và động lực làm cho hình thái kinh tế xã hội này ra đời thay cho hình thái kinh tế xã hội khác tức là tìm ra được nguyên nhân và động lực cho sự phát triển, từ đó định hướng cho đầu tư tương lai. Nếu đầu tư đúng thì kinh tế xã hội sẽ nhanh phát triển, còn nếu đầu tư sai thì phải trả giá không phải 1 hoặc vài năm mà là cả một thế hệ.
    Để nghiên cứu kỹ hình thái kinh tế xã hội trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về: lực lượng sản xuất ; quan hệ sản xuất ; cơ sở hạ tầng ; kiến trúc thượng tầng và mối quan hệ giữa chúng.
    a. Phương thức sản xuất :Phương thức sản xuất là cách thức sản xuất ra của cải vật chất. Bao gồm
    2 mối quan hệ :
    * Quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
    * Quan hệ giữa con người với con người.
    b. Lực lượng sản xuất :Tổng hợp sức mạnh của con người tác động vào giới tự nhiên trong quá
    trình sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ của con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm : Tư liệu lao động và đối tượng lao động ; tư liệu lao động gồm: công cụ lao động và phương tiện lao động.
    - Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của các yếu tố
    tạo nên kết cấu của lực lượng sản xuất, đó là:
    + Sức khỏe của người lao động .
    + Tri thức kinh nghiệm, kỹ năng người lao động.
    + Mức độ hoàn thiện của công cụ lao động.
    + Khả năng khai thác hợp lý đối tượng lao động.
    Trình độ của lực lượng sản xuất biến đổi theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện.
    * Ngưi lao động : là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo
    nên của cải vật chất cho xã hội. Người lao động có những tiêu chuẩn về : sức


    khoẻ, tuổi tác, trí tuệ và trình độ chuyên môn. Ở những quốc gia khác nhau tiêu chuẩn về ngươi lao động cũng khác nhau.
    * Tư liệu sản xuất : Là phần giới tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất.
    - Tư liệu lao động : Phần giới tự nhiên tham gia vào quá trình sản xuất vật
    chất gồm: công cụ lao động và phương tiện lao động :
    Công cụ lao động là những vật trung gian để truyền sức lực từ người lao động đến với những vật khác trong quá trình sản xuất.
    Phương tiện lao động là những vật hỗ trợ con người vận chuyển, bảo quản trong quá trình sản xuất. Ví dụ như : xe đưa đón công nhân, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, trang thiết bị bảo hộ lao động.
    - Đi tượng lao động là những vật nhận sự tác động của công cụ lao động
    trong quá trình sản xuất vật chất như : đất đai, cây cối, v.v
    Một vật, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà nó có thể là đối tượng lao động
    hoặc là phương tiện lao động hoặc là công cụ lao động.
    Ví dụ :
    - Đối với người thợ sửa máy thì chiếc máy cày là đối tượng lao động. Nhưng đối với người công nhân đang lái máy để cày trên đồng ruộng thì chiếc máy cày là công cụ lao động. Trong trường hợp dùng máy cày để chuyên chở nông dân từ nhà ra đồng ruộng để làm thì chiếc máy cày là phương tiện của người nông dân.
    - Sức khoẻ, tuổi tác, trí tuệ và trình độ chuyên môn của người lao động phải phù hợp với hàm lượng chất xám thể hiện trong công cụ lao động. Nói một cách khác, giữa người lao động và công cụ lao động phải có sự phù hợp nhất định về trình độ phát triển. Một khi sức khoẻ, trí tuệ và trình độ chuyên môn của người lao động được nâng cao, hàm lượng chất xám trong công cụ lao động nhiều thì nâng suất lao động sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, người lao động đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất, công cụ lao động đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất vì chính công cụ lao động quyết định năng suất lao động. Đây là 2 yếu tố chính thể hiện trình độ lực lượng sản xuất.
    c. Quan hệ sản xuất :The hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
    Quan hệ sản xuất bao gồm : quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về quản
    lý và phân công lao động ; quan hệ về phân phối sản phẩm.
    + Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất : được thể hiện qua các hình thức sở
    hữu : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
    + Quan hệ về quản lý và phân công lao động : thể hiện mối quan hệ giữa người có quyền quản lý và phân công lao động với người chịu sự quản lý và chấp hành phân công lao động. (Người có quyền quản lý và phân công lao động là người sở hữu về tư liệu sản xuất, người không sở hữu tư liệu sản xuất thì phải chịu sự quản lý và phân công.
    + Quan hệ về phân phối sản phẩm : thể hiện mối quan hệ về quyền lợi được hưởng đối với thành quả lao động làm ra. (Người sở hữu về tư liệu sản xuất thì phải chịu sự phân phối, không có quyền đòi hỏi trước sự bất công trong phân phối).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...