Luận Văn Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG GIA VỊ VÀ THỊ TRƯỜNG GIA VỊ THẾ GIỚI 3
    1.1. Giới thiệu mặt hàng gia vị 3
    1.1.1. Khái niệm mặt hàng gia vị 3
    1.1.2. Tầm quan trọng của mặt hàng gia vị trong đời sống 3
    1.1.3. Đặc điểm của mặt hàng gia vị 4
    1.1.4. Các loại gia vị xuất khẩu chủ yếu: 4
    1.2. Thị trường gia vị thế giới 5
    1.2.1. Đặc điểm thị trường 5
    1.2.2. Cung cầu mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới 8
    1.2.3. Biến động giá cả các mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới 18
    1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường gia vị thế giới 23
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIA VỊ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2011 28
    2.1. Tổng quan về sản xuất và chế biến gia vị của Việt Nam 28
    2.1.1. Sản xuất và chế biến hồ tiêu 28
    2.1.2. Các loại gia vị khác 30
    2.2. Tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam 32
    2.2.1. Xuất khẩu hồ tiêu 32
    2.2.2. Các loại gia vị khác 41
    2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam 47
    2.3.1. Những kết quả đạt được 47
    2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân 49
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIA VỊ CỦA VIỆT NAM 53
    3.1. Dự báo triển vọng thị trường gia vị thế giới 53
    3.1.1. Nhu cầu tiêu thụ gia vị thế giới 53
    3.1.2. Về khả năng cung cấp 54
    3.1.3. Thị hiếu tiêu dùng 55
    3.2. Phương hướng và những thuận lợi khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gia vị ở Việt Nam 57
    3.2.1. Phương hướng và mục tiêu 57
    3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn 59
    3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam 61
    3.3.1. Giải pháp vĩ mô 61
    3.3.2. Giải pháp vi mô 67
    KẾT LUẬN 72
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thời trung cổ, gia vị là món hàng xa xỉ chỉ có giới vua chúa, quý tộc mới mua được. Ngày nay, việc tiêu dùng gia vị đã trở nên phổ biến. Gia vị không chỉ được dùng trong các bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác như: công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa mỹ phẩm và dược phẩm. Do đó, gia vị dần trở thành mặt hàng quan trọng được buôn bán rỗng rãi trên thị trường thế giới đem lại lợi nhuận không nhỏ cho một số quốc gia có lợi thế về mặt hàng này, trong đó có Việt Nam.
    Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và con người để cho phép sản xuất và xuất khẩu nhiều loại gia vị có giá trị kinh tế cao. Tận dụng được lợi thế này, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của thế giới. Nhất là về mặt hàng hồ tiêu, Việt Nam trở nên không có đối thủ về mặt hàng này trong hiện tại và trong nhiều năm tiếp theo nữa.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu Thực tế cho thấy, việc sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam vẫn mang tính tự phát trước tác động của giá cả thế giới. Trong khi đó từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu đến công tác quản lý, chỉ đạo vẫn còn nhiều bất cập. Nếu không nhanh chóng khắc phục những hạn chế này thì Việt Nam sẽ đánh mất dần vị thế về mặt hàng gia vị trong bối cảnh hội nhập. Từ những thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về mặt hàng gia vị, cung cầu thị trường gia vị trên thế giới và thực tiễn sản xuất ,xuất khẩu gia vị tại Việt Nam, cùng với việc phân tích những thành tựu đạt được, những mặt còn tồn tại trong ngành xuất khẩu gia vị và đánh gia những thuận lợi khó khăn trong thời gian tới, đề tài đưa ra những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gia vị của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gia vị (chủ yếu là mặt hàng hồ tiêu, quế, hồi) của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khóa luận, người viết đã sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp thông tin, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và luận giải, phương pháp hệ thống hóa.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về mặt hàng gia vị và thị trường gia vị thế giới
    Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011
    Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...