Thạc Sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: sự cần thiết xuất khẩu lao động của nước ta và kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước 5

    1.1. Xuất khẩu lao động và thị trường lao động 5
    1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta 7
    1.3. Tình hình xuất khẩu lao động của một số nước trong khu vực 17
    Chương 2: tình hình xuất khẩu lao động của nước ta những thập kỷ qua 24
    2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta thời kỳ 1980-1990 24
    2.2. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta từ 1991 đến nay 30
    2.3. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ công tác xuất khẩu lao động 41
    Chương 3: những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong thời gian tới 46
    3.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của nước ta 46
    3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta thời gian tới 53
    3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế 53
    3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động 55
    3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động 59
    3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu
    lao động 62
    3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với chương trình xuất khẩu lao động 64
    3.2.6. Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp của cả tổ chức và
    cá nhân 65
    Kết luận 68
    Danh mục tài liệu tham khảo 71
    những công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố 74
    phụ lục 75






    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao dần đời sống của nhân dân luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và mọi thành viên trong xã hội ta.
    Nước ta có dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động năm 2000 là gần 40 triệu mà đa số ở nông thôn, trong khi bình quân ruộng đất đầu người thấp, ngành nghề chưa phát triển, tỷ lệ tăng dân số cao . Do vậy, số người lao động chưa đủ hoặc chưa có việc làm ngày càng nhiều.
    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, việc sử dụng máy móc và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức sản xuất tuy có tạo thêm nhiều chỗ làm việc nhưng cầu về lao động vẫn nhỏ hơn cung, đồng thời xuất hiện tình trạng thừa lao động giản đơn, lao động lành nghề sử dụng chưa phù hợp.
    Để tạo việc làm, nước ta đã có nhiều giải pháp tích cực, trong đó xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, quá trình hợp tác quốc tế về lao động (cách gọi trước đây) hay xuất khẩu lao động (cách gọi hiện nay) đang còn nhiều nhược điểm, thiếu sót như: việc quản lý xuất khẩu lao động chưa tốt; quyền lợi của người lao động của ta ở nước ngoài chưa được quan tâm đầy đủ (cả về vật chất và tinh thần), chất lượng lao động kém, trình độ ngoại ngữ thấp, ý thức kỷ luật lao động của người Việt Nam ở nước ngoài chưa cao .
    Chính vì vậy, chỉnh đốn và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là ở những thị trường có điều kiện lao động tốt, thu nhập cao, là một trong những vấn đề có tình thời sự nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong điều kiện phân công lao động quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Vì thế, "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.

    2. Nhiệm vụ của luận văn
    2.1. Làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta.
    2.2. Tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động của một số nước như Philipin, Thái Lan, Bănglađét.
    2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta qua hai giai đoạn 1980 - 1989 và 1990 đến nay.
    2.4. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề này đã có nhiều tác giả nghiên cứu, như:
    Phạm Nhật Tân: Sự Hội nhập khu vực về xuất khẩu lao động của Việt Nam.
    Trương Quang Oánh: Tạo vị thế để mở rộng xuất khẩu lao động.
    Trần Đình Chính: Mở rộng xuất khẩu lao động - một hướng tích cực giải quyết việc làm.
    Nguyễn Quang Hiển: Xu hướng vận động thị trường lao động của nước ta.
    Nguyễn Lương Trào: Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn mới.
    Trần Văn Hằng: Thị trường lao động Việt Nam và cơ chế giải quyết việc làm ngoài nước.
    Minh Đức: Đánh giá hợp tác lao động 10 năm 1985 - 1995 và phương hướng 1996 - 2000.
    Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ là những bài báo về từng mặt của xuất khẩu lao động:
    - Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình hợp tác lao động quốc tế và XKLĐ.
    - Phân tích một số thị trường lao động trên thế giới và trong khu vực.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ ở nước ta.
    Còn có ít công trình phân tích một cách tương đối toàn diện công tác XKLĐ của ta.
    4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Hiện nay, ở nước ta còn có những cách hiểu khác nhau về nội dung của phạm trù XKLĐ. Luận văn này chỉ sử dụng phạm trù "xuất khẩu lao động" theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ xét những người lao động Việt Nam được đưa đi làm việc tại các nước và các vùng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
    5. Những đóng góp của luận văn
    Tìm hiểu tình hình XKLĐ của một số nước từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
    Khái quát được những thành tựu, những thiếu sót chủ yếu và nguyên nhân trong công tác XKLĐ ở nước ta những năm qua.
    Đề xuất một số giải pháp khả thi đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.
    6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong lĩnh vực hợp tác lao động quốc tế và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực này.
    7. Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm có lời mở đầu, 3 chương và kết luận.
    Chương 1: Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước.
    Chương 2: Tình hình XKLĐ của nước ta những thập kỷ qua.
    Chương 3: Những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh XKLĐ của nước ta trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...