Tiến Sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế qu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA
    Trang

    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .v
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . viii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ . viii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . .14

    1.1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH
    XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ . 14
    1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế - xu thế tất yếu khách quan . 14
    1.1.2. Các lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế [01],[09][12],[13] . 20
    1.1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 30
    1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH HNKTQT .41
    1.2.1. Một số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa . 41
    1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa . 48
    1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CHDCND LÀO . 59
    1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan . 59
    1.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam 62
    1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 68
    1.3.4. Một số bài học rút ra cho CHDCND Lào . 72

    Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 77
    2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHDCND LÀO
    ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU . 77
    2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của CHDCD Lào . 77
    2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của CHDCND Lào . 79
    2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 . 84
    2.2.1. Hiện trạng cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào . 84
    2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào 103
    2.2.3. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào . 120
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 127
    2.3.1. Những thành tựu đạt được 127
    2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế . 132
    2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 138

    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO
    GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
    144

    3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 144
    3.1.1. Bối cảnh trong nước 144
    3.1.2. Bối cảnh quốc tế 145
    3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU Ở LÀO 148
    3.2.1. Quan điểm và định hướng xuất khẩu hàng hoá ở Lào đến năm 2020 148
    3.2.2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá . 149
    3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở LÀO ĐẾN NĂM 2020 158
    3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu 159
    3.3.2. Giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất - nhập khẩu . 160
    3.3.3. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 168
    3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ . 172
    3.3.5. Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập, thương mại quốc Tế 176
    3.3.6. Giải pháp về mặt hàng xuất khẩu 178

    KẾT LUẬN . .181

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 184
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .185

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa luôn là một nội dung giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất khẩu hàng hóa là một công cụ hữu dụng nhất nhằm hội nhập và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ như là một đầu tàu kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
    Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia nằm ở trung tâm của bán đảo Đông Dương, có biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, chiều dài đường biên là 505 km, phía Nam giáp với Campuchia, chiều dài là
    535 km, phía Đông giáp với Việt Nam, chiều dài là 2.069 km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan, chiều dài là 1.835 km và phía Tây Bắc giáp với Myanma, chiều dài là 236 km. Lào là một nước có quy mô dân số nhỏ với hơn 6 triệu người, trong đó hơn 70% dân cư sinh sống bằng nghề nông. Diện tích tự nhiên của Lào là 236.800 km2 gồm 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn.

    Sau 36 năm xây dựng và phát triển đất nước kể từ ngày giải phóng (1975), nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến đáng kể, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Trong những thành tựu chung đó, hoạt động xuất khẩu của Lào đóng vai trò rất quan trọng. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nhà nước đã thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu (XK) trên các nguyên tắc: đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hoà bình - độc lập - ổn định, hợp tác và phát triển. Nhờ đó xuất khẩu hàng hóa ở Lào trong thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một tăng.
    Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn còn không ít những tồn tại về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu và chiến lược marketing sản phẩm, . đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp của thương mại vào việc phát triển kinh tế trong thời gian tới.
    Từ những lý do nêu trên, NCS chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

    Hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế là một trong những chủ đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Lào cũng như các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Nhiều chương trình nghiên cứu cấp quốc gia, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, ngành, cũng như nhiều luận văn, luận án tiến sĩ kinh tế cả ở Việt Nam và Lào đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến chủ đề về xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nêu lên một số đề tài tiêu biểu sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...