Thạc Sĩ đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: ĐẨY MẠNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHA TRANG

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 . 5
    LÝ LUẬN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
    NHỎ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 5
    1.1 Cơ sở lý luận về DNVVN 5
    1.1.1 Tiêu chí xác định DNVVN 5
    1.1.2 Đặc điểm và vai trò của DNVVN ở Việt Nam 7
    1.2 Khái niệm tín dụng tài trợ XNK 10
    1.3 Nội dung tín dụng tài trợ XNK tại các Ngân hàng thương mại . 11
    1.3.1 Tài trợ xuất khẩu . 11
    1.3.2 Tài trợ nhập khẩu 15
    1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK 18
    1.4.1 Các yếu tố khách quan . 18
    1.4.2 Các yếu tố chủ quan . 20
    1.5 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các NHTM . 22
    1.5.1 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu 22
    1.5.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu . 24
    1.5.3 Một số rủi ro khác trong quá trình tín dụng tài trợ XNK . 25
    1.6 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các ngân
    hàng hiện đại trên thế giới 28
    1.6.1 Rủi ro từ việc bắt lỗi chứng từ không đúng (Phụ lục01) . 29
    1.6.2 Rủi ro đạo đức của người mua hàng (Phụ lục 1) 29
    1.6.3 Rủi ro do L/C không qui định rõ ràng điều khoản thanh toán (Phụ lục 2) . 30
    1.6.4. Rủi ro từ việc xuất trình chứng từ không phù hợp (Phụ lục 3) . 30
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 32
    iv
    CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK CHO CÁC
    DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN
    - CN NHA TRANG 33
    2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN - Chi nhánh Nha Trang . 33
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 33
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN - Chi Nhánh Nha Trang .33
    2.1.3 Kết quả hoạt động của VCB Nha Trang giai đoạn 2008 - 2011 . 35
    2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011 43
    2.2.1 Hoạt động tài trợ XNK tại VCB Nha trang 43
    2.2.2 Tỷ trọng doanh số cho vay tài trợ XNK tại VCB Nha Trang 2008 - 2011 44
    2.2.3 Về cơ cấu thành phần kinh tế cho vay XNK 46
    2.2.4 Một số qui định về tài trợ XNK tại VCB Nha trang 47
    2.2.5 Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của VCB Nha Trang 2008-2011 49
    2.2.6 Phân tích hoạt động tài trợ nhập khẩu tại VCB Nha Trang 2008-2011 . 52
    2.3 Đánh giá kết quả khảo sát nhu cầu tài trợ XNK của các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực
    XNK tại VCB Nha Trang . 53
    2.3.1 Nhu cầu sản phẩm tài trợ XNK của DNVVN tại VCB Nha trang . 54
    2.3.2 Ngân hàng được DNVVN lựa chọn để cấp tín dụng tài trợ XNK . 55
    2.3.3 Các kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn hình thức tài trợ vốn 57
    2.3.4 Những khó khăn của DNVVN khi quan hệ tín dụng với VCB Nha trang 57
    2.3.5 Những nguyên nhân khiến ngân hàng từ chối cho vay các DNVVN 59
    2.3.6 Mong muốn của DNVVN nhận được sự tư vấn trong hoạt động XNK từ phía Ngân
    hàng 59
    2.3.7 Đánh giá của DNVVN về thời gian xử lý nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK của VCB
    Nha Trang 60
    2.3.8 Đánh giá của DNVVN về thái độ phục vụ của CBKH đối với doanh nghiệp 61
    2.4 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang . 61
    2.4.1 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại VCB Nha Trang 62
    2.4.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu tại VCB Nha Trang . 65
    2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha trang 67
    2.5.1 Các yếu tố khách quan . 67
    v
    2.5.2 Các yếu tố chủ quan . 69
    2.6 Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang . 71
    2.6.1 Những kết quả đạt được . 71
    2.6.2 Những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang . 72
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK
    ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI VCB NHA TRANG . 81
    3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của VCB Nha Trang . 81
    3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các DNVVN tại
    VCB Nha Trang. 82
    3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn ngoại tệ để tăng khả năng cung ứng nguồn vốn
    tín dụng cho vay ngoại tệ 82
    3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và thanh toán quốc tế có trình độ
    năng lực và tính chuyên nghiệp cao . 83
    3.2.3 Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK 84
    3.2.4 Bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với các cơ quan cung ứng dịch vụ
    hỗ trợ xuất khẩu như tổ chức bảo hiểm, Phòng thương mại công nghiệp, hãng tàu . 85
    3.2.5 Đẩy mạnh tiếp thị cho vay các DNVVN có hoạt động XNK . 86
    3.2.6 Đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ vay vốn, tác nghiệp giải ngân, cải tiến thủ tục hồ sơ
    đơn giản nhưng vẫn tuân thủ qui định của Ngân hàng . 86
    3.2.7 Thực hiện tốt chính sách khách hàng 87
    3.3 ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ . 93
    3.3.1 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 93
    3.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại 95
    3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước . 95
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96
    KẾT LUẬN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy hoạt động XNK đã góp phần đáng kể vào
    tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, thúc
    đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế
    toàn cầu.
    Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và
    đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy các doanh nghiệp cần có vốn để đáp ứng các đơn
    hàng xuất khẩu cũng như để đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm tăng năng lực sản xuất.
    Tuy nhiên vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK vẫn còn hạn chế, đặc
    biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).
    Có thể nói, các DNVVN hiện giữ vị trí ngày càng quan trọng, đóng góp đáng kể vào
    sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, giải quyết công
    ăn việc làm cho người lao động, dễ thích ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu.
    Tuy nhiên có nhiều DNVVN của Việt Nam cũng như của tỉnh Khánh Hòa nói riêng gặp
    khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do năng lực vốn chủ sở hữu thấp,
    phương án kinh doanh không khả thi, hạn chế về nhân lực và trình độ quản lý, không có
    đủ tài sản bảo đảm để thế chấp cho ngân hàng cũng như thiếu kinh nghiệm, kiến thức về
    nghiệp vụ ngoại thương trong giao dịch với đối tác nước ngoài hoặc xuất phát từ sự thiếu
    quan tâm của các Ngân hàng đối với đối tượng DNVVN, vì vậy họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội
    lớn trong kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế.
    Với thực trạng các DNVVN trên địa bàn tỉnh Khánh hòa hiện nay đang cần nguồn
    vốn hỗ trợ của các ngân hàng, vì vậy VCB Nha Trang cũng đang từng bước cơ cấu lại
    danh mục tín dụng, ưu tiên tập trung vốn tín dụng đến các DNVVN, đặc biệt là vốn tín
    dụng tài trợ XNK cho các DNVVN nhằm đa dạng hóa ngành hàng cho vay, phân tán
    rủi ro tín dụng. Định hướng phát triển tín dụng này phù hợp với sự phát triển kinh tế
    của tỉnh Khánh Hòa, cũng như thế mạnh của VCB Nha Trang về thanh toán quốc tế.
    Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất
    nhập khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
    Nam chi nhánh Nha Trang” để nghiên cứu với mong muốn VCB Nha Trang đồng
    hành cùng các DNVVN thực hiện thành công các phương án sản xuất kinh doanh, góp
    phần phát triển kinh tế địa phương, thực hiện chủ trương của Nhà nước tại Nghị Định số
    2
    56/2009/NĐ - CP ngày 30/06/2009 nhằm hỗ trợ vốn cho các DNVVN, đồng thời góp
    phần tăng trưởng tín dụng của VCB Nha Trang một cách bền vững, có hiệu quả, tăng
    lợi nhuận, tăng đóng góp ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Liên quan đến đề tài, đã có các luận văn, công trình nghiên cứu cụ thể như sau:
    - Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân
    hàng Á Châu, Chi Nhánh Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Đỗ Huyền Trân thực hiện năm
    2007 đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng này. Tuy
    nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa đi sâu vào phân tích những điểm còn
    hạn chế của ngân hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK để từ đó đưa ra những
    giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng.
    - Luận văn thạc sĩ“Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ
    XNK tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam- Chi Nhánh Hà Nội” của tác giả Đặng Huy
    Điệp thực hiện năm 2009. Tác giả đã nêu được khá đầy đủ hệ thống lý luận về tín dụng
    tài trợ XNK của các Ngân hàng thương mại. Tác giả cũng đã đầu tư nghiêm túc cho
    phương pháp phỏng vấn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK, đảm bảo
    tính khách quan của đề tài. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích được cụ thể kết quả
    khảo sát các doanh nghiệp để tăng tính thuyết phục hơn đối với các giải pháp về mở
    rộng hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng.
    - Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK
    tại Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thắm thực
    hiện năm 2008. Tác giả cũng đã tập trung phân tích những rủi ro thực tiễn trong hoạt
    động tín dụng tài trợ XNK tại Ngân hàng, tuy nhiên các giải pháp mà tác giả đưa ra
    vẫn còn tập trung nhiều vào cách thức hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ
    XNK. Nếu như tác giả đề cập thêm các giải pháp khác về nâng cao hiệu quả hoạt động
    tín dụng của ngân hàng thì Luận văn sẽ có đóng góp thực tiễn hơn nữa đối với ngân
    hàng.
    Tóm lại, hầu hết các luận văn nghiên cứu về hoạt động tín dụng tài trợ XNK nêu
    trên đã vận dụng được những lý thuyết về tín dụng tài trợ XNK cũng như những giải
    pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK cho từng ngân hàng.
    Riêng tại VCB Nha Trang, đây là đề tài được thực hiện đầu tiên về hoạt động tín
    dụng tài trợ XNK và tác giả đã vận dụng lý thuyết về tín dụng tài trợ XNK cùng với
    3
    việc phân tích thực trạng tín dụng tài trợ XNK cho các DNVVN, trên cơ sở đó đề xuất
    các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các DNVVN tại VCB Nha trang.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Hệ thống hóa lý luận về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng
    thương mại.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại VCB Nha
    Trang giai đoạn 2008 - 2011.
    - Phân tích kết quả khảo sát nhu cầu tài trợ vốn của các DNVVN tại VCB Nha
    Trang, tập trung đến việc đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ của ngân
    hàng và các nguyên nhân dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các
    DNVVN bị hạn chế.
    - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cho các
    DNVVN tại VCB Nha Trang.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các DNVVN tại
    VCB Nha Trang.
    - Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2008 đến năm 2011.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích, so sánh hoạt động tín dụng tài trợ XNK của các
    DNVVN tại VCB Nha Trang giai đoạn 2008 – 2011.
    - Phương pháp điều tra khảo sát nhu cầu tín dụng tài trợ XNK của các DNVVN
    tại VCB Nha Trang.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm
    03 chương:
    Chương 1: Lý luận tín dụng tài trợ XNK đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
    các NHTM.
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ tại VCB Nha Trang giai đoạn 2008 - 2011.
    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với các doanh
    nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank Nha Trang.
    4
    7. Đóng góp của đề tài
    7.1 Về mặt lý luận
    Tín dụng tài trợ XNK không những đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
    triển của hoạt động ngoại thương cũng như đối với sự phát triển kinh tế của đất nước,
    mà còn là một lĩnh vực hoạt động cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
    góp phần tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế, bán chéo các sản phẩm dịch vụ
    ngân hàng.
    Vì thế, việc nghiên cứu lý thuyết về tín dụng tài trợ tài trợ XNK đối với các
    DNVVN là một khía cạnh mới mà các ngân hàng đang quan tâm trước định hướng của
    Chính Phủ về ưu tiên hỗ trợ vốn đến đối tượng DNVVN. Đề tài đã khẳng định thêm
    giá trị về lý thuyết tín dụng tài trợ XNK tại các ngân hàng, tạo nền tảng để các ngân
    hàng hệ thống hóa các hình thức tín dụng tài trợ XNK, từ đó tìm ra những giải pháp
    đẩy mạnh tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
    7.2 Về mặt thực tiễn
    Đối với VCB Nha trang, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần tín dụng,
    thanh toán XNK giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh hòa đã dẫn đến thị phần
    tín dụng bị chia sẻ rất nhiều. Việc nghiên cứu đề tài về đẩy mạnh tín dụng tài trợ XNK
    đối với các DNVVN tại VCB Nha Trang nhằm giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá lại
    toàn cảnh hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó đưa ra được những giải pháp để đẩy
    mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại VCB Nha Trang, đa dạng hóa danh mục cho
    vay, nhằm phân tán rủi ro tín dụng, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
    Đối với các DNVVN: cung cấp nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho doanh
    nghiệp, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên
    tục. Đồng thời, ngân hàng cũng tư vấn cho các doanh nghiệp kiến thức về xuất nhập
    khẩu, những kinh nghiệm trong khi ký hợp đồng ngoại thương với các đối tác để từ đó
    hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh.
    5
    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI
    CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI
    1.1 Cơ sở lý luận về DNVVN
    1.1.1 Tiêu chí xác định DNVVN
    1.1.1.1 Phân loại theo tiếp cận định lượng
    DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
    được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn
    vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
    nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) [9],cụ
    thể như sau:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Dương Hữu Hạnh (2011), Thanh toán quốc tế các nguyên tắc & thực hành,
    NXB Phương Đông,TP Hồ Chí Minh.
    2. Đặng Huy Điệp (2009), Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài
    trợ XNK tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường
    Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
    3. Đỗ Tất Ngọc (2006), Hoàn thiện môi trường luật pháp đối với thanh toán quốc
    tế ở nước ta,NXB Giáo dục.
    4. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2004),Tín dụng XNK thanh toán quốc tế và kinh
    doanh ngoại tệ,NXB Tài chính, Hà nội.
    5. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C – Cập nhật
    UCP600 & ISBP681 xuất bản lần thứ 2, NXB Thống kê, Hà nội.
    6. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê.
    7. Võ Thanh Thu (2006), Kỹ thuật kinh doanh XNK, NXB lao động - xã hội, TP
    Hồ Chí Minh.
    8. Võ Thị Thúy Anh, Hồ Hữu Tiến, Lê Phương Dung, Đặng Tùng Lâm (2011),
    Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính.
    9. Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp
    vừa và nhỏ, NXB Đại học Quốc giá TP.Hồ Chí Minh.
    10. Nguyễn Đỗ Huyền Trân (2008), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ
    XNK tại Ngân hàng Á Châu Chi Nhánh Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
    trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
    11. Lê Thị Thắm (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ XNK tại
    Chi Nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
    trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
    12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quy trình thanh toán XNK theo
    hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ trong hệ thống Ngân hàng
    Ngoại thương Việt Nam năm 2008.
    13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Quy định về chính sách bảo đảm
    tín dụng năm 2011.
    99
    14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tài liệu tập huấn nâng cao nghiệp
    vụ thanh toán quốc tế năm 2008.
    15. Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
    Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp DANIDA (2010), Tập huấn các vấn đề phát
    sinh trong thanh toán quốc tế bằng L/C.
    Tiếng Anh
    16.
    International Standard Banking Practice ICC Publication No.681 của
    International Chamber of Commerce.
    17.
    Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam và Trường Đại học Ngoại thương
    (2007), UCP 600 ICC’s New Rule on Documentary Credits, Nhà xuất bản
    Thống kê.
    18 UCP 600, ICC’s New Rules on Documentary Credits.
    19 Wachovia Bank, Tài liệu tập huấn Case studies subject to UCP 600.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...