Luận Văn Đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị tr

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 17/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TÓM LƯỢC. i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ vi
    CHƯƠNG 1 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NHÓM HÀNG NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TAỊ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM PHƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2
    1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2
    Tiêu thụ là một chức năng chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đẩy mạnh tiêu thụ là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Đây vừa là vấn đề mang tính thường xuyên vừa là vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp. 2
    Hoạt động tiêu thụ bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: sức mua của khách hàng, cạnh tranh, các yếu tố kinh tế, chính sách điều tiết của Nhà Nước, nhà cung cấp Qua đó, sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều nguy cơ và thách thức. 2
    1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu luận văn 3
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.4. Phạm vi nghiên cứu 4
    Về nội dung: đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 4
    Về không gian: Hoạt động thực tế của doanh nghiệp tư nhân Nam Phương thị trường Hà Nội. 4
    Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động trong 3 năm (2006 – 2008). 4
    1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp 4
    CHƯƠNG 2 5
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. 5
    2.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hoá đối với các doanh nghiệp. 5
    2.1.1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá 5
    M = 5
    Trong đó: M: là doanh thu bán hàng 5
    2.1.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại 6
    2.1.3. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá đối với doanh nghiệp thương mại. 7
    2.2. Nội dung tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. 8
    2.2.1. Nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh 8
    2.2.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. 10
    a. Xây dựng chiến lược tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp: 10
    2.2.3. Chuẩn bị mạng lưới phân phối cho hàng hóa của doanh nghiệp. 10
    2.2.4. Chuẩn bị lực lượng và cơ cấu lực lượng tiêu thụ hàng hóa. 11
    a. Lực lượng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. 11
    b. Cơ cấu lực lượng tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp. 12
    2.2.5. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa. 12
    2.2.6. Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bán hàng hóa trong doanh nghiệp. 13
    2.2.7. Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. 13
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại trên thị trường nội địa. 13
    2.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 14
    Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố hết sức nhậy bén và chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại. Giá cả có thể hạn chế hay kích thích cung cầu và ảnh hưởng tới tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ và thu lời hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong cạnh tranh qua giá. 14
    b. Chất lượng hàng hóa và mẫu mã 14
    Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà hàng hóa có. Trong điều kiện hiện nay, chất lượng hàng hóa là yếu tố quan trọng nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc” vì muốn thay giá thì dễ nhưng muốn thay đổi chất lượng thì phải có thời gian. Đó là con đường doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. 14
    Khi tiếp cận với hàng hóa, cái mà người tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì và mẫu mã. Do đó, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng hóa của khách hàng. 14
    c. Mặt hàng và chính sách kinh doanh 14
    Mặt hàng và chính sách kinh doanh luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiêu thụ. Câu hỏi đầu tiên khi doanh nghiệp bắt tay vào kinh doanh là doanh nghiệp sẽ bán cái gì? Cho những đối tượng tiêu dùng nào? Lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh, có chính sách kinh doanh đúng đắn sẽ đảm bảo cho tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Đối với những mặt hàng chuyên doanh nên kinh doanh một số mặt hàng chủng loại và phẩm chất phong phú. 14
    d. Dịch vụ trong và sau bán 14
    Những dịch vụ trước, trong và sau bán hàng thường được thực hiện là: gửi xe miến phí, vận chuyển đến tận nhà cho khách hàng đây là vũ khí cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu. Thực tiễn kinh doanh trên thị trường Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp đang biết tận dụng điểm mạnh này để thu hút khách hàng và đã thu được kết quả hết sức khả quan. 14
    e. Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp 15
    Lựa chọn và thiết lập đúng mạng lưới kênh phân phối tiêu thụ có ý nghĩa to lớn đến việc đẩy mạnh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ là đường đi của hàng hóa từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Do vậy, tạo ra được các luồng đi của hàng hóa một cách hợp lý và thông thoáng sẽ làm cho tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tăng lên. Doanh nghiệp có thể sử dụng ba loại kênh phân phối như: kênh trực tiếp, kênh gián tiếp, kênh hỗn hợp. 15
    f. Vị trí điểm bán 15
    g. Xúc tiến thương mại 15
    Hoạt động xúc tiến và yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp gồm có nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số nội dung cơ bản sau: 15
    h. Hoạt động của những người bán hàng và đại lý 16
    Người bán hàng có ảnh hưởng quan trọng nhất và trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng. Người bán hàng cùng một lúc thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, thuyết phục khách hàng. Do đó, người bán hàng phải có óc tổ chức, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng. Hoạt động của người bán hàng không những đẩy mạnh được tiêu thụ mà còn tạo chữ tín của khách hàng đối với hàng hóa và doanh nghiệp. 16
    Bên cạnh đó, các trung gian thương mại như các đại lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tiêu thụ hàng hóa. Nếu có chính sách hợp lý, phù hợp thì hàng hóa được chuyển ngay đến tay khách hàng và ngược lại hàng hóa sẽ bị trì trệ, kém hiệu quả trong lưu thông dẫn đến không đẩy mạnh được tiêu thụ. 16
    2.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17
    a. Khách hàng 17
    b. Nhà cung cấp 17
    c. Đối thủ cạnh tranh 17
    d. Chính sách điều tiết của Nhà nước 18
    2.4. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước và phân định nội dung nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 18
    2.4.1. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước. 18
    2.4.2. Phân định nội dung nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 19
    CHƯƠNG 3 20
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NHÓM HÀNG NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP NAM PH ƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 20
    3.1. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.1.1. Phương pháp thu thập phân tích dữ liệu sơ cấp 20
    3.1.2. Phương pháp thu thập phân tích dữ liệu thứ cấp 20
    3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 20
    3.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 20
    3.2.2. Đánh giá tổng quan tình hình của doanh nghiệp tư nhân Nam Phương 23
    3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm về đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng của doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội. 28
    3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm 28
    3.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 30
    3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 35
    3.4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng trên thị trường Hà Nội của doanh nghiệp Nam Phương trong 3 năm theo mặt hàng. 35
    3.4.2 Tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng theo thời gian của doanh nghịêp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội năm (2006 – 2008). 37
    3.4.3. Tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng của doanh nghịêp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội theo tiêu thức khách hàng. 38
    CHƯƠNG 4 39
    CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NHÓM HÀNG NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM PHƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 39
    4.1. Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 39
    4.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 39
    4.1.2. Những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 40
    4.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội 42
    4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết việc đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 44
    4.2.1. Dự báo triển vọng tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường Hà Nội. 44
    4.2.2. Định hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trong thời gian tới. 45
    4.2.3 Quan điểm giải quyết vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 46
    4.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm việc đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. 46
    4.3.1. Các giải pháp 46
    4.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
    PHỤ LỤC 54


    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ NHÓM HÀNG NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TAỊ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NAM PHƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

    1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Tiêu thụ là một chức năng chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đẩy mạnh tiêu thụ là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Đây vừa là vấn đề mang tính thường xuyên vừa là vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp.
    Hoạt động tiêu thụ bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: sức mua của khách hàng, cạnh tranh, các yếu tố kinh tế, chính sách điều tiết của Nhà Nước, nhà cung cấp Qua đó, sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều nguy cơ và thách thức.
    Do quá trình mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế của các nước trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế của nước ta. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do thương mại mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích về thương mại, mở rộng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới, khuyến khích đầu tư nước ngòai vào Việt Nam, và quan trọng hơn là thúc đẩy công cuộc cải cách và phát triển kinh tế. Đây cũng là động lực quan trọng đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tự sắp xếp lại, chủ động chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ kinh doanh, thực hiện chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra tư duy làm ăn mới thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Xu thế hội nhập này cũng tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, song nó cũng đặt các doanh nghiệp vào một cuộc chơi với quy luật “Mạnh thắng, yếu thua”. Để làm tăng khả năng cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả hơn để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt đuợc. Doanh thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Mà doanh thu và lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào công tác tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.
    Đối với các doanh nghiệp nội địa trong thời gian vừa qua chịu tác động của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên nó đã tác động đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành vật liệu xây dựng. Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến việc tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng trong nước. Đặc biệt đã gây ra nhiều khủng hoảng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép. Trong năm 2008, lạm phát Việt Nam tăng cao gây ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành kinh tế trong cả nước. Ngành vật liệu xây dựng cũng chịu ảnh hưởng lớn của lạm phát. Ngoài ra, do ảnh hưỏng của lũ lụt và giải pháp để kiềm chế lạm phát của Chính Phủ khiến nhiều công trình đầu tư xây dựng lớn tại Hà Nội phải đình hoãn, giãn tiến độ hoặc ngừng thi công nên đã ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường Hà Nội. Thêm vào đó là thị trường bất động sản đóng băng do thị trường chứng khoán, giá vàng, tỉ giá biến động bất thường cũng làm giảm việc tiêu thụ vật liệu xây dựng.
    Trong thời gian nghiên cứu hoạt động tiêu thụ vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp em thấy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ vật liệu xây dựng trên thị trường Hà Nội vấn đề cần thiết.
    1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu luận văn
    Từ việc phân tích tính cấp thiết trên em chọn đề tài: “Đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp cuả mình.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, luận văn muốn tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu của doanh nghiệp, đánh giá kết quả tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    Để đạt mục tiêu nghiên cứu luận văn sẽ:
    - Nghiên cứu một số lý luận đẩy mạnh tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường nội địa.
    - Phân tích đánh giá thực trạng tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    - Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung: đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    Về không gian: Hoạt động thực tế của doanh nghiệp tư nhân Nam Phương thị trường Hà Nội.
    Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động trong 3 năm (2006 – 2008).
    1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
    Nội dung chính của luận văn được trình bày làm 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    Chương 2: Những lý luận chung về đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại trên thị trường nội địa.
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
    Chương 4: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng tại doanh nghiệp tư nhân Nam Phương trên thị trường Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...