Thạc Sĩ Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 16/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
    quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
    trình nghiên cứu nào.
    Tác giả
    Nguyễn Thị Tám
    -4-
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục hình vẽ
    Danh mục bảng biểu
    Mở đầu
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
    NGOÀI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ . 1
    1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1
    1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
    1.1.1.1. Khái niệm . 1
    1.1.1.2. Đặc trưng của FDI . 1
    1.1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
    1.1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
    1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư . 3
    1.1.2.1.1. Các mặt tích cực . 3
    1.1.2.1.2. Các mặt hạn chế . 4
    1.1.2.2. Đối với nước xuất khẩu tư bản 6
    1.1.3.
    Điều kiện cơ bản thu hút vốn FDI . 7
    1.1.3.1. Ổn định chính trị - xã hội 7
    1.1.3.2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư 8
    1.1.3.3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thỏa đáng, đồng bộ và
    minh bạch . 9
    1.1.3.4. Môi trường thể chế ổn định . 10
    1.1.3.5. Bảo đảm cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT - XH và thu hút đầu tư 11
    1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DẦU KHÍ 11
    1.2.1. Dầu khí và vai trò của dầu khí trong nền kinh tế . 11
    1.2.1.1. Dầu khí 11
    1.2.2.2. Vai trò của dầu khí trong nền kinh tế 11
    -5-
    1.2.2. Các hình thức hợp đồng dầu khí 12
    1.2.2.1. Đặc điểm chung của các Hợp đồng dầu khí 12
    1.2.2.2. Các hình thức Hợp đồng dầu khí 13
    1.2.2.2.1. Hợp đồng đặc tô nhượng (đặc nhượng) . 13
    1.2.2.2.2. Hợp đồng liên doanh – (JV) . 14
    1.2.2.2.3. Hợp đồng phân chia sản phẩm – (PSC) . 14
    1.2.2.2.4. Hợp đồng điều hành chung – (JOC) . 15
    1.2.3. Các chính sách khuyến khích đầu tư phổ biến trong hoạt động thăm
    dò khai thác dầu khí trên thế giới 17
    1.3.
    KINH NGHIỆM THU HÚT FDI TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
    CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT
    NAM . 19
    1.3.1. Trung Quốc . 19
    1.3.1.1. Chính sách mở cửa và hợp tác 20
    1.3.1.2. Chính sách tăng cường và bổ sung năng lực tài chính cho các Công ty
    dầu khí quốc gia của Trung Quốc bằng cách bổ sung vốn thường xuyên . 20
    1.3.1.3. Chính sách ưu đãi về Thuế . 21
    1.3.1.4. Chính sách đối với dầu thu hồi chi phí 22
    1.3.1.5. Chính sách cổ phần được khống chế của phía tham gia nước ngoài khi
    khai thác dầu . 22
    1.3.1.6. Chính sách ngoại hối . 22
    1.3.2. Indonesia . 23
    1.3.2.1. Chính sách về Thuế và phân chia sản phẩm . 23
    1.3.2.2. Những thay đổi chính sách và luật pháp của Indonesia 25
    1.3.2.3. Chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ Indonesia . 26
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 26
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
    HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM . 29
    2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THĂM DÒ KHAI THÁC
    DẦU KHÍ 29
    2.1.1. Tổng quan về hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí của
    Petrovietnam 29
    -6-
    2.1.1.1. Trước năm 1975 29
    2.1.1.2. Giai đọan 1976-1980 . 30
    2.1.1.3. Giai đọan 1981-1988 . 30
    2.1.1.4. Giai đoạn 1988 - tới nay 31
    2.1.2. Thành tựu và hạn chế của ngành dầu khí Việt nam . 32
    2.1.2.1. Thành tựu 32
    2.1.2.2. Hạn chế 33
    2.1.3. Đặc điểm chung của ngành thăm dò khai thác Dầu khí . 33
    2.1.4. Quy trình thăm dò khai thác dầu khí . 35
    2.1.4.1. Giai đoạn tìm kiếm thăm dò 35
    2.1.4.2. Giai đoạn phát triển mỏ . 36
    2.1.4.3. Giai đoạn khai thác . . 36
    2.1.4.4. Giai đoạn hủy mỏ 37
    2.1.5. Tiềm năng của ngành thăm dò khai thác Dầu khí 37
    2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THĂM DÒ
    KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM . 41
    2.2.1. Thuế và tác động của thuế đối với thu hút FDI trong hoạt động
    thăm dò khai thác dầu khí 41
    2.2.1.1. Các chính sách Thuế . 41
    2.2.1.2. Nghĩa vụ và thể thức thu nộp Thuế đối với hoạt động TDKT dầu khí 44
    2.2.1.3. Tác động của Thuế đối thu hút FDI trong thời gian qua 46
    2.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm . 47
    2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
    TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI THÁC DầU KHÍ TẠI VIỆT
    NAM 50
    2.3.1. Môi trường pháp lý về đầu tư trong hoạt động dầu khí . 50
    2.3.2. FDI phân bố không đồng đều giữa các bể trầm tích Đệ tam 51
    2.3.3. Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI 51
    2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ FDI VÀO HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI
    THÁC DẦU KHÍ TRONG THỜI GIAN QUA . 52
    2.4.1. Các mặt tích cực . 52
    2.4.1.1. Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu . 53
    2.4.1.2. Tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước và cân đối thu chi ngân sách . 54
    2.4.1.3. Giải quyết vấn đề việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 55
    -7-
    2.4.1.4. Tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp dầu khí 56
    2.4.1.5. Tiết kiệm chi phí thăm dò, khai thác . 57
    2.4.2. Các mặt hạn chế . 58
    2.4.2.1. Môi trường sinh thái biển bị ô nhiễm 58
    2.4.2.2. Quỹ thu dọn mỏ chưa được trích lập . 58
    2.5. TỒN TẠI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ KHAI
    THÁC DẦU KHÍ 59
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO HOẠT ĐỘNG
    THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM 62
    3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu thu hút FDI 62
    3.1.1. Quan điểm và định hướng về thu hút FDI . 62
    3.1.2. Mục tiêu về thu hút FDI . 64
    3.2. Kế hoạch thăm dò khai thác và nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2009-2015 66
    3.2.1. Kế hoạch TDKT và nhu cầu vốn của Petrovietnam giai đoạn 2009-2025 66
    3.2.1.1. Giai đoạn 2009 – 2015 66
    3.2.1.2. Giai đoạn 2016 – 2025 67
    3.2.2. Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho TDKT giai đoạn 2009-2025 . 68
    3.3 Giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động
    thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam . 69
    3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về Thuế . 70
    3.3.1.1. Thuế tài nguyên . 71
    3.3.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp . 72
    3.3.1.3. Thuế xuất khẩu 74
    3.3.2. Giải pháp xây dựng quỹ thu dọn mỏ 75
    3.3.2.1. Mục đích xây dựng quỹ thu dọn mỏ . 75
    3.3.2.2. Cơ sở pháp lý hình thành và sử dụng quỹ thu dọn mỏ 75
    3.3.2.3. Đề xuất một số phương pháp xây dựng quỹ thu dọn mỏ . 75
    3.3.3. Tăng tỷ lệ dầu khí thu hồi chi phí 78
    3.3.4. phát triển nguồn nhân lực . 78
    3.3.5. Xóa bỏ nghĩa vụ đóng góp tài chính 79
    3.3.6. Giải pháp về thăm dò khai thác 80
    3.3.7. Giải pháp về Khoa học & Công nghệ 81
    -8-
    3.3.8. Giải pháp về An toàn – sức khỏe – Môi trường 82
    3.3.9. Một số giải pháp khác 83
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài.
    Dầu khí được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
    nước, Nghị quyết 15 của Bộ chính trị (khoá VI) đã vạch rõ: “đất nước ta có nguồn
    tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập
    trung cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước
    đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát
    triển kinh tế trong những thập kỷ tới”.
    Theo Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam, ngành
    dầu khí Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng bộ,
    hoàn chỉnh, ngang tầm với các nước trong khu vực. Việc tìm kiếm, thăm dò và khai
    thác dầu khí phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và an toàn môi trường dầu khí.
    Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, Petrovietnam tiếp tục tăng cường cùng các
    Bộ ngành liên quan kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm thăm dò,
    khai thác và chế biến dầu khí đồng thời phát huy nội lực, triển khai nhiều hoạt động
    dầu khí, kể cả đầu tư ra nước ngoài. Trong bối cảnh đó, việc việc nghiên cứu đề tài
    “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và khai
    thác dầu khí ở Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết vì:
    - Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành dầu khí cần phải tiếp tục thu
    hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa góp phần đắc lực cho sự nghiệp
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và
    toàn cầu hoá.
    - Dầu khí là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn nằm sâu trong lòng đất nên
    việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.
    - Thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí ở vùng nước sâu, xa bờ, vùng có điều
    kiện địa chất khó khăn phức tạp.
    - 13 -
    - Từng bước chuyển các hoạt động dầu khí Việt Nam từ hợp tác nước ngoài và
    người nước ngoài điều hành dần dần thành Việt Nam tự đầu tư, điều hành và tương
    lai tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
    - Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu
    của Việt Nam khi đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc
    dầu Nghi Sơn
    2. Mục đích nghiên cứu.
    - Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    - Từ những kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên thế giới từ đó rút ra
    bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.
    - Rút ra những kết luận làm căn cứ đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách
    phù hợp nhằm kích thích đầu tư trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng: nghiên cứu khả năng thu hút FDI trong lĩnh vực thăm dò khai thác
    dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam đưa ra giải pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp
    nước ngoài trong thời gian tới.
    - Phạm vi: Nghiên cứu các hợp đồng dầu khí trong lĩnh vực thăm dò khai thác
    dầu khí từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1987 đến nay
    vẫn còn có hiệu lực.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao gồm phương pháp phân tích thống
    kê, tổng hợp, so sánh, phân tích kinh tế lấy lý luận so với thực tiễn và lấy thực tiễn
    để làm cơ sở kiến nghị những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề
    tài.
    - 14 -
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra các giải pháp góp phần vào kích thích đầu
    tư trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
    trong hoạt động dầu khí.
    Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các ngành liên quan và đặc
    biệt là ngành dầu khí Việt Nam thúc đẩy việc khuyến khích thu hút đầu tư trong và
    ngoài nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đúc rút các bài học về ưu đãi và kích thích đầu tư trong các hoạt động dầu khí
    thông qua việc phân tích các ưu đãi và chính sách khuyến khích đầu tư qua các thời
    kỳ, có các đề xuất hoàn thiện từng bước môi trường đầu tư tại Việt Nam.
    Góp phần bổ sung và hoàn thiện theo thời kỳ Luật dầu khí và các bộ luật liên
    quan đến đầu tư.
    6. Bố cục của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và các phụ lục, nội dung của đề tài có ba
    chương:
    Chương 1: Lý luận tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động
    thăm dò khai thác dầu khí
    Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động thăm dò và
    khai thác dầu khí tại Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động
    thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...