Thạc Sĩ Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh lâm đồng giai đoạn 2007 – 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng và biểu đồ
    Mở đầu

    Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
    1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài: . 1
    1.1.1. Khái niệm: . 1
    1.1.2. Đặc trưng: 2
    1.1.3. Các hình thức: . 2
    1.2. Điều kiện cơ bản thu hút vốn FDI: .3
    1.2.1. Ổn định chính trị - xã hội: .3
    1.2.2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin
    cho các nhà đầu tư: 4
    1.2.3. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thỏa
    đáng, đồng bộ và minh bạch: . 5
    1.2.4. Môi trường thể chế ổn định: 6
    1.2.5. Bảo đảm cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển
    KT - XH và thu hút đầu tư: .7
    1.3. FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia: 8
    1.3.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: .8
    1.3.2. Đối với nước xuất khẩu tư bản (các nước đầu tư): 12
    1.4. FDI đối với nền kinh tế Việt Nam: 12
    1.4.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế: .13
    1.4.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp
    và xuất khẩu: 13
    1.4.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực: 14
    1.4.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và
    các cân đối vĩ mô: 15
    1.5. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trên thế giới
    và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: .15
    1.5.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc: 15
    1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Singapore: 16
    1.5.3. Kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan: . 18
    1.5.4. Bài học kinh nghiệm về thu hút FDI đối với Việt Nam: 19

    Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng . 23
    2.1. Đặc điểm và tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng: 23
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lâm Đồng: .23
    2.1.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Lâm Đồng: 23
    2.1.3. Các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - xã hội của
    tỉnh Lâm Đồng: . 24
    2.14. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng: 27
    2.2. Thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Lâm Đồng thời gian qua: 28
    2.2.1. Tình hình thu hút FDI ở Lâm Đồng giai đoạn
    1990 – quý I năm 2007: 28
    2.2.2. Thu hút FDI vào Lâm Đồng đăng ký theo ngành: 32
    2.2.3. Thu hút FDI vào Lâm Đồng phân theo
    địa bàn đầu tư: 33
    2.2.4. Thu hút FDI vào Lâm Đồng phân theo đối tác đầu tư
    (quốc gia, vùng lãnh thổ): 35
    2.2.5 Thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư: .37
    2.3. Tác động của FDI đến tình hình kinh tế - xã hội
    của tỉnh Lâm Đồng: 38
    2.3.1. Đối với vốn đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế: .38
    2.3.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 41
    2.3.3. Đối với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu: . 42
    2.3.4. Đối với giải quyết việc làm và cải thiện nguồn nhân lực: 43
    2.3.5. Đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước
    của tỉnh Lâm Đồng: . 44
    2.3.6. Đối với môi trường đầu tư của địa phương: 45
    2.4. Đánh giá thực trạng thu hút FDI ở tỉnh Lâm Đồng: .46
    2.4.1. FDI chưa tạo được động lực cho nền kinh tế
    phát triển nhanh, bền vững: . 46
    2.4.2 Còn nhiều bất cập trong cơ cấu đầu tư: 47
    2.4.3. Hiệu quả hoạt động và kết quả thực hiện đầu tư
    của các dự án: . 48
    2.4.4. Những ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội: .48
    2.5. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong quá
    trình thu hút FDI ở tỉnh Lâm Đồng: 49
    2.5.1. Những khó khăn, bất lợi: 49
    2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: . 51

    Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 .55
    3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu, thu hút đầu tư trực
    tiếp nước ngoài ở tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2007 -2015): 55
    3.1.1. Quan điểm, định hướng về thu hút FDI: . 55
    3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI: 56
    3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI trên địa bàn
    tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2007 -2015): 57
    3.2.1. Dự báo cơ hội, thách thức của tỉnh Lâm Đồng
    -6-
    trong thu hút FDI thời gian tới: .57
    3.2.1.1. Cơ hội: . 57
    3.2.1.2. Thách thức: . 58
    3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI ở tỉnh Lâm Đồng: 59
    3.2.2.1. Đối với Nhà nước: 59
    3.2.2.1.1. Cần tiếp tục đổi mới tư duy trong cách tiếp cận
    và xây dựng chính sách thu hút FDI: . 59
    3.2.2.1.2. Hoàn thiện, cải thiện môi trường đầu tư : 60
    3.2.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo
    tính thống nhất, đồng bộ và đầy đủ: . 61
    3.2.2.1.4. Hoàn thiện chính sách về tài chính, ưu đãi đầu tư
    và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: 62
    3.2.2.2. Đối với tỉnh Lâm Đồng: 64
    3.2.2.2.1. Trong công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng: 65
    3.2.2.2.2. Xây dựng chiến lược, cơ cấu FDI hợp lý, hiệu quả: 66
    3.2.2.2.3. Đổi mới công tác xúc tiến, tiếp thị đầu tư: 68
    3.2.2.2.4. Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính: 70
    3.2.2.2.5. Chú trọng giải quyết các vấn đề môi trường: . 71
    3.2.2.2.6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực: . 72
    3.2.2.2.7. Tiếp tục mở rộng thực hiện các chương trình liên
    kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 73
    3.2.2.2.8. Xây dựng quy chế hoạt động riêng cho Khu
    du lịch hồ Tuyền Lâm và Khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng: . 73
    Kết luận
    Danh mục công trình của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    WTO : Tổ chức thương mại thế giới
    ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
    FDI : đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GDP : tổng sản phẩm quốc nội
    ODA : hỗ trợ phát triển chính thức
    BOT : xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
    BTO : xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
    BT : xây dựng - chuyển giao
    KT - X H : kinh tế - xã hội
    CT - XH : chính trị - xã hội
    CNH - HĐH: công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    KH - CN : khoa học - công nghệ

    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
    Lâm Đồng là tỉnh ở phía Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 976.479
    ha, dân số 1.160.000 nguời. Là tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị,
    an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên. Qua hơn 20 năm cùng với cả nước thực
    hiện công cuộc đổi mới, Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng kể về KT - XH.
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2000 – 2005 là 10,7%, năm 2006 là
    17,4%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến cuối năm 2006, tỷ trọng: nông nghiệp 48,3%,
    công nghiệp – xây dựng 20,9%, dịch vụ 30,8%. Đến quý I năm 2007 tỉnh có 85 dự
    án FDI với tổng số vốn đăng ký là 305.647.815 USD. Trong đó lĩnh vực nông lâm
    nghiệp 30 dự án với số vốn đầu tư là 79.195.815 USD; công nghiệp – xây dựng 48
    dự án với số vốn đầu tư là 87.752.000 USD; dịch vụ - du lịch 7 dự án với số vốn
    đầu tư là 138.700.000 USD. Các dự án FDI đã mang lại diện mạo, sức bật mới cho
    sự phát triển KT - XH của tỉnh Lâm Đồng trong quá trình thực hiện công cuộc CNH
    - HĐH. FDI đã tạo điều kiện để tiếp cận và đổi mới kỹ thuật công nghệ; tạo ra môi
    trường cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển; tạo thêm việc
    làm, góp phần tăng xuất khẩu, và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
    Tuy nhiên, hiện các dự án FDI vào tỉnh Lâm Đồng chủ yếu quy mô nhỏ,
    trình độ kỹ thuật của đa số các dự án còn ở mức trung bình khá, chưa có dự án quy
    mô tầm cỡ có tác động làm động lực cho sự phát triển đột phá, tăng tốc của địa
    phương. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, đây là thời cơ để
    tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa đường lối đổi mới nhằm phát triển đất nước,
    trong đó có vấn đề kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh chung của đất
    nước thì tỉnh Lâm Đồng cần có những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh thu hút các nhà
    đầu tư nước ngoài.
    Xuất phát từ những yêu cầu khách quan vừa nêu, tôi mạnh dạng chọn đề
    tài “ ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
    TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2015” với kỳ vọng là kết quả nghiên cứu
    của đề tài sẽ được ứng dụng trong thực tế.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa lý luận về FDI .
    - Từ những kinh nghiệm thu hút FDI của các nước trong khu vực châu Á,
    rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng.
    - Phân tích thực trạng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá
    tác động của FDI đến quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Lâm Đồng. Đưa ra
    những khó khăn, tồn tại hạn chế và xác định nguyên nhân.
    - Đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI tại tỉnh Lâm Đồng.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng: nghiên cứu khả năng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
    trong thời kỳ trước đây và đưa ra giải pháp giai đoạn 2007 – 2015.
    - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc
    thu hút FDI, làm rõ vai trò của thu hút FDI trong quá trình phát triển KT - XH của
    tỉnh Lâm Đồng.
    - Phạm vi thời gian: chủ yếu là từ năm 2000 đến năm 2006 (số liệu chủ yếu
    đến hết năm 2006, quý I năm 2007).
    4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu trong đề tài bao
    gồm phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh, lấy lý luận so với thực tiễn
    và lấy thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
    đặt ra trong đề tài.
    5. Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
    văn gồm 3 chương sau đây:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    - Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
    tỉnh Lâm Đồng.
    - Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
    tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 -.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...