Luận Văn Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bềnvững vủa tuyến du lịch sông Hồng

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHOÁ LUẬN
    Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giưã các khu vực, thông qua đó góp phần bảo vệ và gìn giữ hoà bình trên thế giới. Vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch rất dễ thuyết phục và được nhiều biết đến, được chính phủ nhiều nước chấp nhận.
    Ở Việt Nam du lịch đang cố gắng phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Việt Nam đang phấn đấu đẻ đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa Du Lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực.
    Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch .của Việt Nam. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn trong những tour đa dạng được khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội” và những tiềm năng du lịch sẵn có khác như nhân văn, tự nhiên .đã tạo ra rất nhiều những tour du lịch độc đáo, trong đó phải kể đến chương trình du lịch sông Hồng hiện được khai thác bởi xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng( thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long) dưới sự giúp đỡ về chuyên môn của một số cơ quan chuyên ngành như Sở Du lịch Hà Nội , Tổng cục du lịch .Tuy mới hoạt động khoảng gần 10 năm nhưng tuyến du lịch sông Hồng cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
    Tuy nhiên, tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng còn rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả trong đó quan trọng nhất là yếu tố cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch. Xuất phát từ hiện trạng thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài cho khoá luận nghiên cứu của mình là “Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng”

    2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
    Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng và thực trạng việc phát triển bền vững tuyến du lịch sông Hồng từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của yếu tố cộng động địa phương trong hoạt động du lịch.
    Mặc dù tuyến du lịch sông Hồng có 8 chương trình du lịch nhưng tác giả chỉ xin chọn chương trình du lịch 1( Hà Nội - Đền Chử Đồng Tử ) – chương trình du lịch phát triển nhất của tuyến làm đối tượng chính của đề tài nghiên cưú. Hy vọng rằng những giải pháp đưa ra trong chương trình 1 sẽ là cơ sở để xem xét áp dụng cho các chương trình du lịch khác của tuyến du lịch sông Hồng nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho du lịch sông Hồng nói riêng, du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận nói chung.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    3.1. Đối tượng:
    Căn cứ vào điều kiện thực tế, tiềm năng du lịch của tuyến sông Hồng như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, khả năng phục vụ, tiềm năng du lịch bền vững
    3.2. Phương pháp nghiên cứu:
    * Tham gia vào những tour thực tế
    * Quan sát
    * Thu nhập và phân tích thông tin
    * Thống kê và tìm kiếm dữ liệu, số liệu
    * Phỏng vấn, thăm dò, điều tra xã hội học

    4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỦA KHOÁ LUẬN
    4.1. Một số giải pháp
    * Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch như:
    + Quản lý
    + Lưu trú
    + Dịch vụ bán hàng , phục vụ khách hàng
    + Hướng dẫn viên tại điểm
    * Cơ sở hạ tầng và sơ sở vật chất kỹ thuật
    +Phương tiện vận chuyển
    +Bến bãi
    +Thắng cảnh
    +Vui chơi giải trí
    * Đào tạo nhân lực
    * Các chính sách, cơ chế
    4.2. Một số kiến nghị
    * Với xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng
    * Với chính quyền địa phương
    * Với Tổng cục du lịch
    5. KẾT CẤU KHOÁ LUẬN
    5.1. Phần mở đầu
    5.2. Phần nội dung
    CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch và du lịch bền vững
    CHƯƠNG 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến du lịch sông Hồng
    Chương 3: Kiến nghị xây dựng chương trình tour mới và một số giải pháp
     
Đang tải...