Luận Văn Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng

    phần mở đầu
    1. Tính cấp thiết của khoá luận
    Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp các di sản văn hoá, khuyến khích phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giưă các khu vực, thông qua đó góp phần bảo vệ và ǵn giữ hoà b́nh trên thế giới. Vai tṛ, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch rất dễ thuyết phục và được nhiều biết đến, được chính phủ nhiều nước chấp nhận.
    ở Việt Nam du lịch đang cố gắng phát triển nhanh và bền vững làm cho “Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế ṃi nhọn”. Việt Nam đang phấn đấu đẻ đẩy mạnh xúc tiến du lịch, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật để từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa Du Lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực.
    Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch Hà Nội cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng nhờ những ưu thế cạnh tranh là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch .của Việt Nam. Rất nhiều những hoạt động du lịch hấp dẫn trong những tour đa dạng được khai thác nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 1000 năm “ Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội” và những tiềm năng du lịch sẵn có khác như nhân văn, tự nhiên .đă tạo ra rất nhiều những tour du lịch độc đáo, trong đó phải kể đến chương tŕnh du lịch sông Hồng hiện được khai thác bởi xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng( thuộc Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long) dưới sự giúp đỡ về chuyên môn của một số cơ quan chuyên ngành như Sở Du lịch Hà Nội , Tổng cục du lịch .Tuy mới hoạt động khoảng gần 10 năm nhưng tuyến du lịch sông Hồng cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
    Tuy nhiên, tiềm năng của tuyến du lịch sông Hồng c̣n rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả trong đó quan trọng nhất là yếu tố cộng đồng địa phương. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi Ưch cho họ và môi trường mà c̣n nâng cao chất lượng du lịch. Xuất phát từ hiện trạng thực tế đó, tác giả đă chọn đề tài cho khoá luận nghiên cứu của ḿnh là “Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương theo hướng phát triển bền vững vủa tuyến du lịch sông Hồng”

    2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài:
    Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng và thực trạng việc phát triển bền vững tuyến du lịch sông Hồng từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai tṛ của yếu tố cộng động địa phương trong hoạt động du lịch.
    Mặc dù tuyến du lịch sông Hồng có 8 chương tŕnh du lịch nhưng tác giả chỉ xin chọn chương tŕnh du lịch 1( Hà Nội - Đền Chử Đồng Tử ) – chương tŕnh du lịch phát triển nhất của tuyến làm đối tượng chính của đề tài nghiên cưú. Hy vọng rằng những giải pháp đưa ra trong chương tŕnh 1 sẽ là cơ sở để xem xét áp dụng cho các chương tŕnh du lịch khác của tuyến du lịch sông Hồng nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho du lịch sông Hồng nói riêng, du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận nói chung.

    3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng:
    Căn cứ vào điều kiện thực tế, tiềm năng du lịch của tuyến sông Hồng nh­ vị trí địa lư, cơ sở hạ tầng, khả năng phục vụ, tiềm năng du lịch bền vững
    3.2. Phương pháp nghiên cứu:
    * Tham gia vào những tour thực tế
    * Quan sát
    * Thu nhập và phân tích thông tin
    * Thống kê và t́m kiếm dữ liệu, số liệu
    * Phỏng vấn, thăm ḍ, điều tra xă hội học

    4. Một số giải pháp và kiến nghị của khoá luận
    4.1. Một số giải pháp
    * Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch nh­:
    + Quản lư
    + Lưu trú + L­u tró
    + Dịch vụ bán hàng , phục vụ khách hàng + D̃ch vô b¸n hµng , phôc vô kh¸ch hµng
    + Hướng dẫn viên tại điểm + H­íng dÉn viªn t¹i ®iÓm
    * Cơ sở hạ tầng và sơ sở vật chất kỹ thuật
    +Phương tiện vận chuyển
    +Bến băi
    +Thắng cảnh
    +Vui chơi giải trí
    * Đào tạo nhân lực
    * Các chính sách, cơ chế
    4.2. Một số kiến nghị
    * Với xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng
    * Với chính quyền địa phương
    * Với Tổng cục du lịch
    5. Kết cấu khoá luận
    5.1. Phần mở đầu
    5.2. Phần nội dung
    Chương 1: Một số vấn đề lư luận về du lịch và du lịch bền vững
    Chương 2: Tiềm năng và thực trạng tuyến du lịch sông Hồng
    Chương 3: Kiến nghị xây dựng chương tŕnh tour mới và một số giải pháp
    Chương 1
    Một số vấn đề lư luận
    về du lịch và du lịch bền vững
    1.1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH:
    1.1.1. Sự h́nh thành và phát triển của du lịch:
    Du lịch bắt nguồn từ mong muốn được sống sót, khát vọng được chinh phục những vùng đất mới và ước muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh buôn bán [8,1].
    Cùng với sự ra đời của hệ thống đường sá đầu tiên trên thế giới ( ở Trung Quốc năm 1000 TCN, ở La mă năm 753 TCN) và một số phương tiện vận chuyển thô sơ, việc di chuyển của con người đă trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với buổi b́nh minh của lịch sử loài người. Kể từ đây những hoạt động sơ khai của du lịch bất đầu xuất hiện qua những chuyến thám hiểm của Marco Polo, Christopher Columbus . và trào lưu đi du lịch trong giới trẻ thuộc tầng líp thượng lưu bắt đầu h́nh thành. Tuy nhiên du lịch chỉ có thể trở thành một vấn đề thực tế hấp dẫn và phổ biến khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu năm 1764 đă cho ra đời hàng loạt phương tiện vận chuyển nhanh hơn, an toàn hơn trước. Sau đó là những cơ sở lưu trú tiện nghi mọc lên ở khắp nơi làm cho du lịch bắt đầu trở lên phổ biến với mọi tầng líp trong xă hội. Vào những năm 1840, hệ thống đường sắt phát triển ở Anh và Tây Âu. Những năm 1880, tàu thuỷ đóng bằng thép chạy bằng hơi nước ra đời đánh dấu sự bắt đầu thời kỳ hoàng kim của những chuyến du lịch sang trọng.
    Vào khoảng đầu thế kỷ 19 một sự kiện quan trọng đă đánh dấu tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành công nghiệp, một sự kiện kinh tế. Thomas Cook (1808-1892), người mở đại lư lữ hành đầu tiên ở Anh, khởi nghiệp bằng việc tổ chức những chuyến du lịch địa phương (local tour) và du lịch trong ngày (one-day excursion) tới những điểm du lịch hay những sự kiện hấp dẫn đối với người dân địa phương bằng đường sắt, trên các toa xe không mui, trong đó cung cấp một vài dịch vụ giải trí và đồ uống cho khách. Năm 1845, chuyến du lịch trọn gói (package tour) đầu tiên của ông tới Liverpool bao gồm sự kết hợp của các dịch vụ: phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú và hoạt động tham quan trong ngày. Ngay sau sự kiện này hàng loạt các công ty du lịch khác ra đời nâng tính cạnh tranh của du lịch, đưa du lịch trở thành một nghành kinh tế có lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
    Thuật ngữ “du lịch” trở thành một quyền cơ bản của con người .
    1.1.2. Định nghĩa về du lịch:
    Kể từ khi ra đời đến nay đă có khá nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch được bắt nguồn từ Pháp:”Tour” nghĩa là đi ṿng quanh, cuộc dạo chơi, c̣n “tourtiste” là người đi dạo chơi.
    Trong ṿng hơn 6 thập kỷ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTC ( International Union official Travel organiration) năm 1925 tại Hà lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của ḿnh trong từng khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đă thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hayngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, t́m việc làm và xâm lược, đều mang ư nghĩa du lịch [10,11,12].
    Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ư nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí. Mặt khác, du lịch được nh́n nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế, sản xuất, tiêu thụ do chính nó tạo ra.
    Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống b́nh thường cua mỗi người dân. ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà c̣n nhằm thoả măn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia dân téc đếu có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, truyền thống . thu hót khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân téc ngày càng được mở rộng. Năm 1979, Đại hội của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đă thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân téc, v́ nền hoà b́nh và t́nh hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không c̣n là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay nă mang tính phổ biến và tinh thần cho con người củng cố hoà b́nh và hữu nghị giữa các dân téc.
    Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất. Du lịch là một hiện tượng kinh tế xă hội thu hót hàng tỉ người trên thế giới. bản chất kinh tế của nó là ở chỗ là sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả măn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách.
    Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm 3 mặt nội dung, song thực chất không khác ǵ 2 nội dung trên, bởi v́ nội dung đầu được tách làm đôi. Theo I.I Pirogiơnic (1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản:
    - Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên.
    - Dạng chuyển cư đặc biệt.
    - Ngành kinh tế, một trong những nghành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hoá- xă hội của nhân dân.
     
Đang tải...