Tiến Sĩ Đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các sơ đồ, hình, hộp
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 14
    1.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp .14
    1.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 14
    1.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp .17
    1.1.3. Nguyên tắc cơ bản hoạch định cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp 21
    1.2. Huy động vốn của doanh nghiệp trên thị trường CTTC .25
    1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuê tài chính đối với doanh nghiệp 25
    1.2.2. Sự cần thiết phải huy động vốn trên thị trường CTTC 41
    1.2.3. Tác động của thuê tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp .43
    1.3. Căn cứ và nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê tài chính của doanh nghiệp 47
    1.3.1. Căn cứ lựa chọn, ra quyết định thuê tài chính 47
    1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp trên thị
    trường CTTC 54
    Kết luận chương 1 .62
    Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .63
    2.1. Tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua .63
    2.1.1. Bối cảnh kinh tế .63
    2.1.2. Tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam .70
    2.1.3. Khái quát sự hình thành và phát triển của CTTC tại Việt Nam 80
    2.2. Thực trạng huy động vốn trên thị trường CTTC của các doanh nghiệp Việt Nam 85
    2.2.1. Điều kiện và quy trình thực hiện thuê tài chính của doanh nghiệp 85
    2.2.2. Thực trạng huy động vốn trên thị trường CTTC của các doanh nghiệp Việt Nam . 87
    2.2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam . 105
    2.3. Kinh nghiệm huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính của các doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với các doanh nghiệp Việt Nam 122
    2.3.1. Thuê tài chính của các doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới 122
    2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam 127
    Kết luận chương 2 129
    Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ
    TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
    NAM 130
    3.1. Yêu cầu và định hướng phát triển thị trường CTTC ở Việt Nam 130
    3.1.1. Yêu cầu khách quan phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam 130
    3.1.2. Định hướng phát triển thị trường CTTC tại Việt Nam . 137
    3.1.3. Những cơ hội và thách thức khi huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam .139
    3.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam 141
    3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp đi thuê tài chính 141
    3.2.2. Các giải pháp điều kiện 148
    3.3. Một số kiến nghị 164
    3.3.1. Kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan 164
    3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ . 165
    Kết luận chương 3 166
    KẾT LUẬN .8
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Huy động vốn là một trong ba quyết định tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Để có thể ra đời, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn chính là yếu tố tiên quyết, điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, các phương thức cung ứng vốn và các hình thức huy động vốn cũng ra đời như một tất yếu khách quan. Trước những đòi hỏi mạnh mẽ của quá trình hội nhập, thuê tài chính được xem là một trong những sự lựa chọn thông minh của các giám đốc tài chính. Ở Việt Nam thời gian qua, mặc dù đã có nhiều phương thức cung ứng
    vốn cho doanh nghiệp, song hình thức vay vốn truyền thống gần như vẫn là sự lựa chọn duy nhất. Trong thời gian gần đây, hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có sự suy giảm nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế khách quan cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, và có thể nói khó khăn lớn nhất chính là thiếu vốn. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn dẫn đến thiếu năng lực tài chính, giảm hiệu quả kinh doanh. Cụ thể hơn, đó là khó tiếp cận với công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao và vươn ra những thị trường lớn. Bên cạnh thiếu vốn, đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm gia tăng lợi ích và chia sẻ rủi ro cũng chưa thực sự phát huy tính hiệu quả. Thời gian qua, việc tiếp cận và sử dụng hình thức thuê tài chính đã giúp tháo gỡ những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
    Tuy nhiên, thuê tài chính cũng như tất cả các hoạt động tài chính khác, đều tiềm ẩn những rủi ro và hạn chế nhất định. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, những vấn đề phức tạp nảy sinh như: mất cân đối cung cầu tín dụng, nợ xấu hay rủi ro, những hạn chế về mặt pháp lý hay hoạt động của các chủ thể đã và đang đặt ra những bài toán khó cần có lời giải. Mặt khác, huy động vốn bằng thuê tài chính vẫn còn ở dạng tiềm năng, xét về cả quy mô cũng như tác động của nó tới nền kinh tế. Đối với nhiều doanh nghiệp, thuê tài chính vẫn còn là một khái niệm mới mẻ.
    Thời gian qua, bên cạnh những vấn đề thực tế, cũng đã có một số công trình, đề tài, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu về vấn đề này. Các kết luận đưa ra có thể khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp giúp ổn định và phát
    triển thị trường cho thuê tài chính, nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bằng thuê tài chính. Tuy nhiên, để các giải pháp có thể phát huy được tính khả thi, cần phải có sự định hướng và những điều kiện cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn trong việc phát triển
    các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm áp lực về vốn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, NCS đã quyết định chọn đề tài:
    Đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...