Luận Văn Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang


    MỤC LỤC
    Danh mục các chữ viết tắt i
    Danh mục các bảng ii
    Danh mục các sơ đồ . iv
    Danh mục các đồ thị .v
    Mở đầu . 1
    CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu và duy trì thị trường xuất
    khẩu 4
    1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu . 4
    1.1.1. Khái niệm . 4
    1.1.2. Các hình thức xuất khẩu 4
    1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 4
    1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp . 4
    1.1.2.3. Tái xuất khẩu 4
    1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu 5
    1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu . 5
    1.5.2. Tìm kiếm khách hàng . 5
    1.5.3. Đánh giá lại khả năng xuất khẩu của Doanh nghiệp . 6
    1.5.4. Lập phương án giao dịch 6
    1.5.5. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương 6
    1.5.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng . 8
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp 8
    1.2.1. Các yếu tố vĩ mô . 8
    1.2.1.1. Yếu tố lợi thế so sánh 8
    1.2.1.2. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước . 8
    1.2.1.3. Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ 8
    1.2.1.4. Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu 8
    1.2.2. Các yếu tố vi mô . 9
    ii
    1.2.2.1. Yếu tố kỹ thuật –công nghệ 9
    1.2.2.2. Yếu tố nguồn nhân lực 9
    1.2.2.3. Khả năng tài chính .10
    1.2.2.4. Bí quyết Marketing 10
    1.2.2.5. Kinh nghiệm xuất khẩu 11
    1.3. Lý thuyết về duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu .12
    1.3.1. Khái niệm về duy trì và phát triển thị trường 12
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển thị trường của Doanh
    nghiệp .14
    1.3.2.1. Các yếu tố chủ quan 14
    1.3.2.2. Các yếu tố khách quan 17
    1.3.3. Cách thức để duy trì và phát triển thị trường hiện có của Doanh nghiệp .20
    1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩutrên thị
    trường hiện tại .22
    1.3.4.1. Các chỉ tiêu định tính 22
    1.3.4.2. Các chỉ tiêu định lượng .22
    CHƯƠNG 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thủy
    sản Nha Trang .23
    2.1. Giới thiệu khái quát về công ty .23
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
    2.1.2. Các quy định trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty .23
    2.1.3. Chức năng –Nhiệm vụ -Lĩnhvực hoạt động chủ yếu 24
    2.1.3.1. Nhiệm vụ 24
    2.1.3.2. Chức năng –Lĩnh vực hoạt động chủ yếu 25
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 25
    2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức .25
    2.1.4.2. Chức năng –Nhiệm vụ của từng bộ phận 25
    2.1.4.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất 35
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu của Doanh nghiệp 36
    iii
    2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 36
    2.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô .40
    2.3.Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty CP thủy sản Nha Trang giai đoạn từ
    năm 2009 đến năm 2011 .52
    2.3.1. Giơí thiệu về hoạt động xuất khẩu của công ty 52
    2.3.1.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và tìm kiếm khách hàng 52
    2.3.1.2. Đánh giá lại khả năng xuất khẩu của công ty 54
    2.3.1.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng .54
    2.3.2. Hình thức xuất khẩu .57
    2.3.3. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu 58
    2.3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 58
    2.3.3.2. Thị trường xuất khẩu trực tiếp 59
    2.3.3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trực tiếp 62
    2.3.3.4.Giá xuất khẩu bình quân 64
    2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010 67
    2.3.4.1. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty .68
    2.3.4.2. Chỉ tiêu chi phí của Công ty .69
    2.4. Tình hình xuất khẩu tạithị trường Nhật Bản của công ty .70
    2.4.1. Nội dung của côngtác xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .70
    2.4.1.1. Tìm hiểu chung về thị trường Nhật Bản .70
    2.4.1.2. Tìm kiếm khách hàng 80
    2.4.1.3. Đánh giá lại khả năng xuất khẩu của Công ty .80
    2.4.1.4. Tiến hànhđàm phán và kí kết hợp đồng 81
    2.4.1.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 83
    2.4.2. Tình hình xuất khẩutrực tiếpsang thị trường Nhật Bản .84
    2.4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp .84
    2.4.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu .87
    2.4.2.3. Thị phần trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .89
    2.4.2.4. Giá xuất khẩu bình quân 91
    iv
    2.4.2.5. Kênh phân phối sản phẩm .93
    2.4.2.6. Tổng kết 94
    2.4.3. Tình hình duy trì và phát triển thị trường Nhật Bản của công ty .96
    2.4.3.1. Tầm quan trọng của thị trường Nhật Bản .96
    2.4.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá .97
    2.4.4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Nhật
    Bản của Công ty 102
    2.4.4.1. Điểm mạnh . 102
    2.4.4.2. Hạn chế . 103
    CHƯƠNG 3: Cácgiải pháp nhằm duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu thủy hải
    sản sang thị trường Nhật Bản của công ty . 106
    Giải pháp 1: Hướng tới xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng 106
    Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi 109
    Giải pháp 3: Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực . 111
    Kết luận . 113
    Tài liệu tham khảo
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Trong vòng 10 năm trở lại đây, thủy hải sản luôn là một trong những mặt
    hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Từ năm 2007, Việt Nam trở
    thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với mức kim
    ngạch đạt 3.75 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2006. Đồng thời, Việt Nam là
    quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản do có điều
    kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, cùng với truyền thống về khai thác thủy hải sản từ
    lâu đời. Trong những năm gần đây, có nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước giúp
    cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản ngày càng phát triển, khiến hoạt
    động xuất khẩu thủy hải sản cũng được mở rộng hơn.
    Hiện nay, những thị trường lớn của thủy sản Việt Nam bao gồm: Nhật Bản,
    Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc đã và đang đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu
    cho hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, những thị trường này cũng đặt ra ngày càng
    nhiều các yêu cầu buộc các Doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng, nhất là các hàng
    rào phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất của nước họ, đặc biệt là tại Mỹ và EU. Thị
    trường Nhật Bản cũng ngày càng khắt khe hơn trong vấn đề kiểm soát dư lượng các
    chất cấm trong thủy hải sản. Trong năm 2011, theo số liệu Bộ Y tế, Lao động và
    Phúc lợi Nhật Bản, đã có 132 lô hàng của Việt Nam xuất sang thị trường này bị
    cảnh báo nhiễm các chất nằm trong danh mục cấm của Nhật, trong đó có nhiều lô
    hàng đã bị trả lại 100%. Từ cuối năm 2011, Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra 100% lô
    hàng thủy sản nhập vào thị trường họ. Nhu cầu thủy sản của thị trường Nhật Bản có
    sự gia tăng trong một số năm trở lại đây, nhất là từ sau lo ngại về chất phóng xạ sau
    đợt sóng thần tháng 3 năm 2011. Nhờ vậy mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
    Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cũng giatăng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn, năm 2010, giá trị xuất khẩu sang Nhật đạt 898 triệu USD (chiếm
    16.36% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam) tăng 19% so với năm
    2009. Tôm đông lạnh của Việt Nam cũng chiếm 21% thị phần Nhật Bản.Tuy nhiên,
    2
    cũng chính sự gia tăng nhu cầu của thị trường Nhật đã khiến cho sự cạnh tranh càng
    trở nên gay gắt hơn, đặt ra thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam khi phải tìm
    phương án để duy trì vị thế trên thị trường Nhật Bản, trong khi số lượng các quốc
    gia tấn công vào thị trường này ngày càng nhiều.
    Với Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang, Nhật Bản là thị trường truyền
    thống và khá ổn định. Giao đoạn từ 2007 đến 2011, giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản
    hàng năm chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Doanh nghiệp. Nhưng
    việc duy trì doanh số xuất khẩu này cũng là thách thức đối với Doanh nghiệp, nhất
    là bây giờ khi Nhật Bản đã trở thành thị trường trọng điểm của Việt Nam với
    khoảng 200 Doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu sang thị trường này. Việc có
    được chiến lược đúng đắn để đảm bảo việc duy trì và phát triển thị trường này nhằm
    đảm bảo nguồn thu của Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây chính là lí do em
    chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Công
    ty Cổ phần Thủysản Nha Trang” nhằm xác định các điểm mạnh và điểm yếu
    trong hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của công ty trong những năm vừa qua trên
    thị trường Nhật Bản, từ đó xác định được hướng đi cụ thể để thiết lập nên các
    phương án kinh doanh với mục tiêu duy trì và phát triển thị trường truyền thống có
    nhiều tiềm năng này. Đồ án được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Cô
    Nguyễn Thị Trâm Anh cùng với Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần thủy sản Nha
    Trang.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa lí luận về hoạt động kin h doanh xu ất nhập khẩu.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị tr ường Nhật Bản.
    - Một số giải pháp để duy trì và phát tri ển thị trường Nhật Bản.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
     Đối tượng nghiên c ứu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của cô ng ty.
     Phạm vi nghi ên cứu: Tình hình xu ất khẩu thủy sản của côn g ty trong giai đo ạn từ
    năm 2009 đ ến năm 2011 , t ập trung chủ yếu v ào th ị tr ường Nhật Bản.
    3
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    a. Phương pháp luận:
    Dựa trên các lý thuyết về thị trường xuất khẩu và duy trì – phát triển thị trường
    xuất khẩu trong môn Marketing cơ bản.
    b. Phương pháp phân tích:
    Phương pháp so sánh và phương pháp phân tích số liệudựa trên dữ liệu thứ cấp
    được cung cấp bởi công ty Cổ phần thủy sản Nha Trang cùng với các thông tin liên quan
    đến hoạt động xuất khẩu thủy sản từ các tr ang web chuyên ngành.
    5. Nội dung của khóa luận:
    Khóa luận này gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu v à duy trì –phát triển thị trường xuất
    khẩu.
    Chương 2: Tình hình kinh doanh xu ất khẩu thủy sản của công ty trong giai đo ạn từ 2009 đến
    2011.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm duy tr ì và phát triển hoạt động xuất khẩu sang th ị tr ường
    Nhật Bản của công ty.


    Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ
    DUY TRÌ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
    1.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu:
    1.1.1. Khái niệm:
    Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm
    hay dịch vụ của doanh nghiệp ra khỏi biên giới quốc gia.
    1.1.2. Các hình thức xuất khẩu:
    1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting)
    Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức giao dịch mà nhà xuất khẩu và nhà nhập
    khẩu trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt trực tiếp hoặc qua thư từ, điện tín
    để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch, làm
    cơ sở để tiến hành giao nhận hàng hóa –dịch vụ giữa hai bên.
    Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh,
    song nó lại có những ưu điểm nổi bật sau:
     Giảm bớt chi phí trung gian, do đó tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
     Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài để
    biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình kinh doanh tại thị trường đó, từ
    đó có thể thay đổi sản phẩm v à những điều kiện bán hàng cho phù hợp hơn.
    1 2.2. Xuất khẩu gián tiếp (Inrect Exporting)
    Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác: là hình thức kinh doanh
    trong đó đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản
    xuất, tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, làm thủ tục hợp tác để xuất
    khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất. Đơn vị ngoại thương thu lợi bằng khoản phí do
    nhà sản xuất chi trả (thường là tỷ lệ % nhất định trên giá trị lô hàng xuất khẩu).
    Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độ rủi ro thấp, không cần chi phí
    cho hoạt động sản xuất sản phẩm –dịchvụ.
    1 2.3. Tái xuất khẩu
    Tái xuất khẩu là đem hàng hóa đ ã nh ập khẩu tr ước đây xuất khẩu trở lại ra nước ngoài
    mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
    5
    Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao
    mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, khả năng thu
    hồi vốn cũng nhanh hơn. Sở dĩ có hoạt động tái xuất khẩu là do sự thuận lợi và khó khăn
    trong quan hệ thương mại giữa các nước xuất khẩu và nư ớc nhập khẩu.
    Chủ thể tham gia vào hoạt động tái xuất khẩu n hất thiết phải có sự tham gia của ba
    quốc gia: Nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu, nước nhập khẩu. Vì thế tái xuất khẩu còn
    được gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (Triangular transaction).
    Hàng hóa xuất khẩu có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu tới nước khác, hoặc từ
    nước xuất khẩu sang nước tái xuất và sau đó mới tới nước nhập khẩu.
    Tóm lại: Có rất nhiều các hình thức xuất khẩu để các doanh nghiệp có thể lựa
    chọn. Trong thực tế hoạt động xuất khẩu đối với một doanh nghiệp ngoại thương có
    thể thựchiện cùng một lúc một hay nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, tùy thuộc
    vào điều kiện và năng lực thực tế của từng doanh nghiệp.
    1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu
    1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
    Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu
    đối với tất cả các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần phải
    nắm bắt được các thông tin về thị trường sẽ xuất khẩu một cách chính xác và đầy đủ
    về các điểm như: phong tục –tập quán, nền kinh tế, yếu tố chính trị -pháp luật, thị
    hiếu tiêu dùng và thói quen mua hàng để đưa ra được chiến lược xâm nhập phù
    hợp và hiệu quả.
    .1.3.2. Tìm kiếm khách hàng
    Khách hàng là yếu tố quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Việc
    tìm kiếm khách hàng trên thị trường mới là một thách thức đối với doanh nghiệp,
    bởi sự lựa chọn của khách hàng là rất nhiều và nhu cầu của họ thay đổi liên tục.
    Làm sao để tìm ra một cách chính xác nhất nhu cầu của họ và cung ứng sản phẩm –
    dịch vụ đem lại sự thỏa mãn cao nhất là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra còn cần có
    những điều kiện cần để có thể thuyết phục khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp.
    Việc tìm kiếm khách hàng có thể thông qua:
    6
     Nhà cung cấp.
     Khách hàng đặt hàng của các doanh nghiệp giới thiệu.
     Các tổ chức trung gian thương mại.
     Ngânhàng.
     Dữ liệu thống kê của nội bộ ngành.
    .1.3.3. Đánh giá lại khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp
    Khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng –đối tác kinh doanh, công việc
    đầu tiên trước khi xuất khẩu là cần phải xem xét những vấn đề sau:
    - Yếu tố đầu vào: Doanhnghiệp có khả năng mua được các nguyên liệu phù
    hợp với yêu cầu sản xuất hay không?
    - Khả năng tài chính: Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư sản xuất cho
    mọi hợp đồng xuất khẩu hay không?
    - Vận chuyển: khả năng vận chuyển của doanh nghiệp hoặc thuê các dịch vụ
    vận chuyển.
    - Khả năng đáp ứng các yêu cầu, thủ tục cần thiết cho xuất khẩu.
    - Lực lượng lao động và năng suất lao động hiện tại của doanh nghiệp có thể
    đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu có quy mô ở mức độ nào.
    Đây là những vấn đề cơ bản đòi hỏi các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi
    bắt tay vào ký kết hợp đồng xuất khẩu nhằm tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp
    trước các đối tác.
    .1.3.4. Lập phương án giao dịch
    - Lựa chọn mặt hàng để chào hàng.
    - Lựa chọn khách hàng.
    - Lựa chọn phương án giao dịch hiệu quả, bao gồm các nội dung sau:
     Mục tiêu.
     Biện pháp thực hiện.
     Dự báo hiệu quả sản xuất.
    .1.3.5. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
     Nội dung của hợp đồng xuất khẩu


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Báo cáo nghiên cứu ngành thủy sản VN 17/02/2005 của Bộ Thủy sản theo yêu cầu
    của Ngân hàng thế giới theo chương trình Quỹ Ủy thác toàn cầu của Nhật Bản cho phát
    triển Thủy sản bền vững.
    [2] Báo cáo giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực và vùng lãnh thổ của Tổng cục
    thống kê VN năm 2009, 2010, 2011.
    [3] Các trang báo m ạng:
     Fishviet.net
     Vneconomy.vn
    [ 4] “C ần tăng giá bán thủy sản để tránh thuế chống bán phá giá” –agro.gov.vn 23/09/2011
    [5] Kênh thông tin đ ối ngoại của ph òng th ương m ại v à công nghi ệp Việt Nam – vccinews.vn
    [6] Kết quả của cuộc khảo sát c ủa Bộ Y d ư ợc v à Th ực phẩm Nhật Bản – Tháng 3 năm 2009.
    [7] SV Hoàng Thị Thanh Huyền –l ớp 44QTKD –Đại học Nha Trang -Đồ án tốt nghiệp
    “Giải pháp nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản
    tại Xí nghiệp chế biến Hải sản Việt Thắng”.
    [8] Trang thông tin Nông –Lâm –Ngư nghiệp Việt Nam –agro.gov.vn
    [9] TS. Nguyễn Duy Chính –“Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách
    phát triển ngành thủy sản VN” –Dự án Danida của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế
    TW –2008.
    [10] Website của Cục Xúc tiến thương mại Nhật Bản –jetro.go.jp
    [11] Website của Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam –vietrade.gov.vn
    [12] Website Tổng cục thống kê Việt Nam –gso.gov.vn
    [13] Website Bộ thương mại Việt Nam –mot.gov.vn
    [14] Website của Hiệp hội chế biến v à xuất khẩu thủy sản Việt Nam –vasep.com.vn
    [15] Website c ủa công ty Cổ phần thủy sản Minh Hải –seaminhhai.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...