Luận Văn Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu & Đầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu& Đầu Tư Hà Nội - Unimex

    LỜI NÓI ĐẦU
    Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chiến lược quan trọng nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với nền kinh tế Thế Giới và khu vực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Hoạt động xuất khẩu nông sản không chỉ mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp mà còn đóng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, tích luỹ vốn từ nguồn ngoại tệ thu về đồng thời phát huy tính năng động và sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh. Ngoải ra, kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện khai thác triệt để những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
    Tuy nhiên xét về lâu dài, chúng ta vẫn có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển nông nghiệp cao hơn do xuất phát từ một nước nông nghiệp là chủ đạo với hơn 70% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp, được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu với những đặc sản nổi tiếng như chè Thái Nguyên, gạo trắng hạt dài - đứng thứ hai Thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Nói cách khác, chúng ta có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Từ những lợi thế trên, Đảng và nhà nước ta đã xác định lấy nông sản làm mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, coi xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tạo ra những mặt hàng mũi nhọn chủ lực trên thị trường quốc tế, tái cơ cấu lại lực lượng lao động sao cho phù hợp với đòi hỏi của xu thế hiện nay - đặc biệt khi Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của đại gia đình WTO. Đây cũng mở ra nhưng cơ hội mới đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho Việt Nam.
    Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên XNK - Đầu Tư Hà Nội - Unimex là một trong những DNNN lớn với chức năng chính là xuất khẩu đã mạnh dạn tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản. Cho đến nay, Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về xuất khẩu và đã luôn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cả chủ quan lẫn khác quan mà Công ty cần phải khắc phục để vượt qua trong thời gian tới. Nói cách khác, những thành tựu trong thời gian qua chưa xứng đáng với tầm vóc năng lực của Công ty.
    Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xuất Nhập Khẩu & Đầu Tư Hà Nội - Unimex’’
    Bố cục chuyên đề gồm 3 chuơng:
    ChươngI: Giới thiệu chung về Công ty Unimex.
    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex Hà Nội.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩu mạnh xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Unimex.
    Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Trần Việt Lâm, Ths. Vũ Trọng Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn và tập thể các cô chú anh chị cán bộ Công ty Unimex nói chung và phòng kinh doanh 7 nói riêng (đặc biệt là cô Hoàng Thị Vượng – trưởng phòng) đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY UNIMEX . 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển 3
    1.1. Thông tin chung về Công ty . 3
    1.2. Quá trình hình thành 3
    2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty . 4
    3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 5
    3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 6
    3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: . 6
    4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Unimex 9
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI . 13
    1. Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty 13
    1.1. Các nhân tố chủ quan . 13
    1.1.1. Khả năng về vốn cho hoạt động xuất khẩu 13
    1.1.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu 14
    1.1.3. Uy tín của Công ty . 15
    1.1.4. Trình độ tổ chức quản lý 16
    1.2. Các nhân tố khách quan . 17
    1.2.1. Nhân tố thị trường . 17
    1.2.2. Nhân tố giá thành . 18
    1.2.3. Chính sách quản lý Nhà nước 18
    1.2.4. Nhân tố hợp tác quốc tế . 19
    1.2.5. Ảnh hưởng của các nền kinh tế trong và ngoài nước . 20
    1.2.6. Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý 20
    1.2.7. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và hệ thống tài chính ngân hàng 20
    2. Thực trạng xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex Hà Nội 21
    2.1. Quy mô và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nông sản 22
    2.1.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu . 22
    2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản 23
    2.2. Thị trường xuất khẩu . 29
    2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29
    2.2.2. Giá nông sản xuất khẩu . 33
    2.2.3. Tổ chức hoạt động xuất khẩu 34
    3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu nông sản tại Công ty Unimex 38
    3.1. Những thành tựu 38
    3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty 38
    3.1.2. Mặt hàng xuất khẩu . 39
    3.1.3. Thị trường xuất khẩu . 39
    3.1.4. Giải quyết việc làm, thu nhập 40
    3.2. Những tồn tại và nguyên nhân . 40
    3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex 40
    3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại . 42
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY UNIMEX 45
    1. Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty Unimex trong thời gian tới 45
    1.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty trong thời gian tới 45
    1.1.1 Thuận lợi 45
    1.1.2 Khó khăn 46
    1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu nông sản của nước ta . 46
    1.3. Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty 49
    1.4. Định hướng xuất khẩu nông sản của Công ty 50
    2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty 51
    2.1. Mở rộng thị trường . 51
    2.2. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin 52
    2.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại 54
    2.4. Thực hiện tốt công tác thu mua hàng nông sản 54
    2.5. Tăng cường đầu tư máy móc cho công tác chế biến bảo quản nông sản 56
    2.6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ . 57
    2.7. Chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế 57
    2.8. Tăng cường huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu 58
    3. Một số kiến nghị với nhà nước 59
    3.1. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản . 60
    3.1.1. Hỗ trợ về giống, phổ biến kiến thức cho nông dân . 60
    3.1.2. Tổ chức công tác thu mua nông sản cho nông dân 60
    3.1.3. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản . 61
    3.2. Trợ giúp các Công ty xuất khẩu . 61
    3.2.1. Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường nông sản 61
    3.2.2. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu 61
    3.2.3. Thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo 62
    3.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu 62
    3.3.1. Đồng bộ các hệ thống văn bản pháp lý . 62
    3.3.2. Đơn giản cơ chế quản lý xuất khẩu 62
    KẾT LUẬN . 64
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
     
Đang tải...