Luận Văn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè việt nam sang thị trường nga

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NGA


    CHƯƠNG 1
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ

    1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI XUẤT KHẨU CHÈ
    1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ
    Hiểu một cách chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác, và hoạt động xuất khẩu đã xuất hiện từ rất lâu kể từ khi hình thành nhà nước dẫn tớI sự trao đổI hàng hoá giữa ngườI dân giữa các quốc gia này.DướI góc độ marketing, xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài gặp nhiều sự cạnh tranh của các đốI thủ có trình độ quốc tế.Mục đích của hoạt động xuất khẩu nhằm khai thác được lợI thế so sánh của mỗI quốc gia khi có sự phân công lao động quốc tế.
    Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP(ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi hành luật thương mạI đốI vớI hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam vớI thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá , bao gồm cả hoạt động tam nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá”.Như vậy có thể thấy hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều lĩnh vực hàng hoá ,dịch vụ, dướI nhiều hình thức khác nhau sẽ trình bày ở phần sau nhưng mục tiêu của xuất khẩu là đem lạI lợI ích cho các nhà xuất khẩu và qua đó đem lạI lợI ích cho quốc gia.Hoạt động xuất khẩu cũng không bị giớI hạn bởI không gian hay thờI gian,không phảI chỉ diễn ra một hay vài năm mà có thể diễn ra tuỳ lúc, không chỉ diễn ra ơ một quốc gia mà có thề diễn ra ở nhiều quốc gia thậm chí trên toàn thế giới.
    Xuất khẩu chè là xuất khẩu một loai hàng hoá ,chè được xếp vào mặt hàng nông sản và do vậy xuất khẩu chè mang nhiều đặc điểm riêng có của mặt hàng nông sản. Đó là giá chè xuất khẩu vào các thờI kì khác nhau trong năm sẽ rất khác nhau nguyên nhân là do việc sản xuất chè mang tính thờI vụ phụ thuộc vào thờI tiết nên chất lượng chè sẽ thay đổi. Đặc điểm nữa la chè không phảI là mặt hàng thiết yếu, hay xa xỉ nên cầu co dãn theo giá thấp.Thêm nữa sản xuất và thu mua chè thương nhỏ lẻ và không được tập trung theo qui mô lớn phân tán ơ nhiều vùng nên chất lượng thường không được ổn định.

    1.1.2. PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ
    *Xuất khẩu trực tiếp : là hình thức mà một doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của minh cho khách hàng ở thị trường mục tiêu, trực tiếp tiến hành các giao dịch vớI đốI tác nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.hình thức xuất khẩu trực tiếp được áp dụng khi nhà xuất khẩu đủ tiềm lực để mở đạI diện riêng và do đó kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đạI diện và hệ thống kênh phân phối.Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâm nhập thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường; lợI nhuận thu được từ hình thức này cũng cao hơn các hình thức khác vì không phảI qua khâu trung gian.Khi xuất khẩu bằng hình thức này doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu ,nâng cao uy tín và vị thế của mình.Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp đòi hỏI một lượng vốn lớn từ khẩu sản xuất đến khâu lưu thông và các doanh nghiệp phảI am hiểu về thị trường quốc tế để tránh được những rủI ro trong xuất khẩu.
    *Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của mình cho một bên trung gian sau đó bên trung gian sẽ bán lạI cho khách hàng ở thị trường mục tiêu ở một quốc gia.Hình thức này thường được các doanh nghiệp mớI tham gia xuất khẩu áp dụng vì chưa có nhiều hiểu biết về thị trường mục tiêu. Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không phảI bỏ nhiều vốn, không phảI tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, mức độ rủI ro giảm đi do chuyển quyền sở hữu cho ngườI trung gian.Nhược điểm của hình thức này la lợI nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm sút do chia sẻ lợI nhuận vớI bên trung gian.
    *Buôn bán đốI lưu: là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ vớI nhập khẩu, ngườI bán hàng cũng đồng thờI là ngườI mua hàng, hàng hoá đem ra trao đổI có giá trị tương đương nhau.Buôn bán đốI lưu có nhiều loạI như buôn bán đốI lưu thông thường, mua đốI lưu, giao dịch bồI hoàn, chuyển nợ, mua lạI sản phẩm.Hình thức này ít dùng ngoạI tệ nên phù hợp vớI các nước thiếu ngoạI tệ và phù hợp vớI các nhà xuất khẩu có nhu cầu mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, thêm nữa phương thức này cũng ít rủI ro và chi phí thấp.Các nhà xuất khẩu khi chọn phương thức mua bán đốI lưu thường phảI kinh doanh thêm một mặt hàng nữa.
    *Xuất khẩu theo nghi định thư: là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành xuất khẩu theo chỉ tiêu nhà nước giao cho về một hoặc một số mặt hàng nhất định cho chính phủ nước ngoài dựa trên nghị định thư đã kí giữa hai chính phủ. Hình thức này hạn chế được những rủI ro trong thanh toán, giảm chi phí giao dịch , quảng bá sản phẩm.
    *Xuất khẩu tạI chỗ: là hình thức kinh doanh xuất khẩu có xu hướng phát triền rộng rãi vì có những ưu điểm tốt. Đặc điểm của loạI hình này la hàng hoá và dich vụ chưa vượt ngoài biên giớI quốc gia nhưng vẫn được coi như một hoạt động xuất khẩu. VớI hình thức này hàng hoá thường được cung cấp ngay tạI trong nước cho các đoàn ngoạI giao ,cho các đạI sứ quán , các lãnh sự quán, các đoàn khách du lich quốc tế do đó giảm chi phí vận chuyển , giảm thuế khi phảI xuất sang quốc gia khác.Hình thức này rất phù hợp vớI các quốc gia có du lich phát triển.
    *Tái xuất khẩu: là việc xuất khẩu trở lạI nước ngoài những mặt hàng đã nhập khẩu mà không qua chế biến. Tái xuất có thể được thực hiện bằng hai hình thức sau:
    1.Tái xuất theo đúng nghĩa:hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồI quay trở lạI nước xuất khẩu ban đầu.
    2.Chuyển khẩu : hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu còn nước tái xuất thì trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.

    1.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIẾN KINH TẾ XÃ HỘI
    1.2.1 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
    *Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: việt nam đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện đạI hoá nền kinh tế rất cần nhiều vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn có thể được huy động từ ngân sách ,từ dân, từ những nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn thu tư hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.Khi xuất khẩu chúng ta thu được một lượng ngoạI tệ lớn và có thể dùng lượng ngoạI tệ này để nhập khẩu những máy móc phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước.Từ năm 1986 đến 1990 thu tư xuất khẩu đảm bảo trên 55 % ngoạI tệ cần cho nhập khẩu, thờI kì 1991-1995 là 75,3 % và thờI kì 1996-2000 là 84,5 % cho thấy xuất khẩu có vai trò lớn đốI vớI nhập khẩu nói riêng và vớI nền kinh tế nói chung
    *xuất khẩu có tác dụng tích cực tớI việc giảI quyết công ăn việc làm, cảI thiện mức sống ngườI dân.
    Đây là vai trò cực kì tích cực không thể phủ nhận của xuất khẩu, tham gia vào xuất khẩu việt nam có thể giảI quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động hàng năm, giảI quyết việc làm cho số lao động dôi dư đồng thờI có thêm thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mức sống ngườI dân.
    *xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
    Khi tham gia xuất khẩu đồng nghĩa vớI việc tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giớI, hàng hoá và dịch vụ của việt nam sẽ phảI đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn mà khách hàng đề ra.Muốn vậy sản xuất trong nước phảI không ngừng được cảI thiện về trình độ công nghệ, về qui mô sản xuất, để đáp ứng vớI những đòi hỏI đó.Tham gia xuất khẩu sản xuất trong nước sẽ có động lực để phát triển, không những thế cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu ngành cũng sẽ có sự thay đổI do sư chuyên môn hoá về mặt hàng sản xuất.
    * Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế độI ngoại làm cho nền kinh tế hộI nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Mở rộng xuất khẩu cũng như nhập khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia nói chung và của viet nam nói riêng gắn bó vớI các quốc gia khác hơn, ngược lạI khi các quan hệ kinh tế đã phát triển tốt đẹp thì các hoạt động xuất khẩu sê lạI được đẩy mạnh hơn, đây là mốI quan hệ tương hỗ.

    1.2.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI THƯƠNG
    DướI góc độ vi mô của một nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu đem lạI những lợI ích rất lớn đốI vớI các doanh nghiệp có liên quan hoặc trực tiếp hoạt động xuất khẩu.Thứ nhất hoạt động xuất khẩu tạo nên tiền đề về vốn cho các doanh nghiệp ngoạI thương bởI lẽ khi tham gia xuất khẩu và xuất khẩu thành công các doanh nghiệp có thể thu về một lưọng vốn lớn cho doanh nghiệp.Sở dĩ có thể thành công vì hoạt động mua bán quốc tế thu được nhiều lợI nhuận do khai thác được những lợI thế so sánh của mình so vớI các đốI thủ của nước nhập khẩu ,bên cạnh đó khả năng thanh toán cũng tốt hơn và thông thoáng hơn.Khi doanh nghiệp ngoạI thương có điều kiện về vốn có thể tiến hành những cảI cách tích cực về công nghệ, thiết bị sản xuất, qui mô sản xuất sẽ do đó mà được mở rộng.LợI thế về qui mô kéo theo những hiệu quả tích cực khác trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Một khía cạnh thuận lợI nữa đó là khi tham gia vào xuất khẩu các doanh nghiệp ngoạI thương sẽ có được nhưng phong cách quản lý tốt học đựoc từ các doanh nghiệp đốI tác nước ngoài và ngày càng tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp .
    Tham gia xuất khẩu các doanh nghiệp ngoạI thương nâng cao năng lực cạnh tranh , mở rộng sản xuất.Tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mang tính chất quốc tế vì các nhà cung cấp quốc tế được chuyên môn hóa cao trong sản xuất cũng như trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp khi đó sẽ mở rộng sản xuất ,tạo điều kiện cho sản xuất qui mô lớn hơn đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Tham gia xuất khẩu hàng hóa còn là giảI pháp giúp doanh nghiệp tồn tạI khi thị trường trong nước gặp khó khăn hay bão hòa.Khi thị trường trong nước bão hòa các doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa sang nước khác từ đó mà giúp doanh nghiệp có thể tồn tạI để khi thị trường trong nước ổn định có thể quay trở lạI tiêu thụ trong nước.Xuất khẩu cũng là biện pháp để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng thị trường nguyên liệu cho doanh nghiệp mình.

    1.2.3.VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CHÈ VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
    Hoạt động xuất khẩu chè có những vai trò nhất định trong công cuộc phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đốI ngoạI cũng như nâng cao đờI sống cho ngườI dân.Những lợI ích có thể xem xét:
    *Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đạI hoá nông nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cảI thiện đờI sống cho ngườI dân
    Cây chè gắn liền vớI việc làm và đờI sống của hàng chục vạn nông dân vùng núi trung du. Ở các vùng trung du miền núi cây chè được trồng và nhiều vùng cây chè là cây chủ đạo đóng góp chính vào thu nhập của ngườI dân.theo số liệu thống kê hiện nay nước ta có khoảng 175 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rảI rác ở các tỉnh trong đó ở nước ta phân ra bảy vùng trồng chè, vớI số lượng chè chế biến gần 1800 tấn chè búp tươi / ngày và giá mua ổn định sẽ tạo điều kiện cho ngườI trồng chè có thu nhập ổn định.Hàng năm xuất khẩu chè giảI quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động.
    * Sản xuất chè góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất , giúp cân bằng sinh thái. Cây chè giúp tận dụng được lượng đất trống đồI trọc ở các vùng núi và trung du, giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân băng môi trường sinh thái. Rõ ràng không thể phủ nhận những vai trò mà cây chè mang lạI cho nền kinh tế nước ta.

    1.3 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHÈ
    Một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường chè quốc tế là nghiên cứu thị trường chè.Công việc này bao gồm các khâu từ thu thập thông tin , số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu có được và đưa ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp đưa ra được một chiến lược marketing cho sản phẩm chè hiệu quả
    Nghiên cứu thị trường chè nhằm trả lời những câu hỏi cơ bản sau: nước nào là thị trường có triển vong nhất đối với sản phẩm chè của công ty mình? lượng chè bán ra có khả năng đạt bao nhiêu ? sản phẩm chè cần có những tiêu chuẩn gì trước những đòi hỏi của thị trường chè thế giới? lựa chọn kênh phân phối như thế nào cho phù hợp?
    Về cách thức tiến hành nghiên cứu thị trường ta có thể áp dụng phương pháp : nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu thực tế ở các thị trường chè.Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và yếu.Doanh nghiệp cần dựa vào điều kiện thực tế để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.Sau đó doanh nghiệp tiến hành phân tích cung và cầu của sản phẩm chè và các điều kiện đòi hỏi khác của thị trường mua bán chè.Phân tích cung chè đòi hỏi phải biết được tình hình cung toàn bộ, tuy nhiên điều nay không thể có kết quả chính xác nhưng đủ tin cậy.Phân tích cầu chè dựa trên các thông tin về người tiêu dùng chè, về cơ chế mua hàng và số lượng người tiêu dùng chè.Xuất phát từ những nguy cơ rủi ro cao mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi tiến hành các giao dịch quốc tế mà các doanh nghiệp phải phân tích các điều kiện của thị trường. Ở đây người làm công tác nghiên cứu thị trường chè cần xác định và phân tích cẩn thận tất cả các điều kiện, các mặt của mặt hàng chè, về qui chế và khung pháp lí ,tài chính kĩ thuật,,,liên quan tới chè.
     
Đang tải...