Thạc Sĩ Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng liên doanh SHINHAN VINA

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng liên doanh SHINHAN VINA

    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Bối cảnh nghiên cứu
    2.Lý do nghiên cứu
    3.M ục tiêu nghiên cứu
    4.Câu hỏi nghiên cứu
    5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    6.Giả thuyết nghiên cứu
    7.Phương pháp nghiên cứu
    8. K ết cấu của luận văn
    Chương I: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM 5
    1.1 Tổng quan về NHTM 5
    1.1.1 Khái niệm NHTM 5
    1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM 6
    1.1.3 Hệ thống các NHTM tại Việt Nam 8
    1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM 10
    1.2.1 Vốn tự có 10
    1.2.2 Vốn vay 10
    1.2.3 Vốn tiền gửi 12
    1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 13
    1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan 14
    1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan 15
    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SVB 18
    2.1 Giới thiệu về SVB 18
    2.1.1 L ịch sử h
    ình thành và phát triển c ủa SVB 18
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SVB 18
    2.1.3 Mạng lưới hoạt động của SVB 20
    2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh c ủa SVB
    20
    2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB 26
    2.2.1 Giới thiệu về dịch vụ huy động vốn của SVB 26
    2.2.2 Quy mô vốn huy động của SVB 28
    2.2.3 Cơ cấu vốn huy động của SVB 30
    2.2.4 Cơ cấu khách h àng của SVB 33
    2.2.5 Tình hình phát triển dịch vụ hỗ chợ cho hoạt động huy động vốn 34
    2.2.6 Đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động huy động vốn 35
    2.3 Đánh giá v ề hoạt động huy động vốn của SVB 36
    2.3.1 Các loại sản phẩm 37
    2.3.2 Lãi suất huy động vốn 37
    2.3.3 Mạng lưới ngân hàng 39
    2.3.4 Các hoạt động truyền thông 40
    2.3.5 Phân tích SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB 41
    Chương III: GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
    CỦA SVB
    46
    3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn của SVB 46
    3.2 Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB 46
    3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ 46
    3.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động l inh hoạt 48
    3.2.3 Phát triển mạng lưới giao dịch 49
    3.2.4 Tăng cư ờng các hoạt động truyền thông 51
    3.2.5 Đổi mới chính sách nhân sự 52
    3.3 Kiến nghị 54
    3.3.1 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nư ớc 54
    3.3.2 Kiến nghị với SVB 55
    PHẦN KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
    57
    PHẦN PHỤ LỤC
    DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TÓM TẮT NỘI DUNG
    Luận văn n ày nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân h àng Liên doanh Shinhan
    Vina (SVB), sử dụng các số liệu về tốc độ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu vốn huy động, nhằm
    mục đích đ ưa ra các giải pháp khả thi và kiến nghị thiết thực để đẩy mạnh hoạt động huy động
    v ốn của SVB. S ố liệu được thu thập từ các Báo cáo Tài chính, Báo cáo Tổng kết Hoạt động của
    SVB và một số NHTM . Số liệu cũng được tập hợp trên cơ sở thăm dò ý ki ến của khách h àng
    g ửi tiền. Các phương pháp nghiên cứu như tổ ng h ợp , phân tích, so sánh và phương pháp biểu
    đ ồ đ ược sử dụng. Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB, những kết
    qu ả đạt được những vấn đề tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt
    đ ộng huy động vốn. Năm giải pháp được đưa ra để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của
    SVB.

    ABSTRACT
    This thesis is about the fund mobilization activity of Shinhan Vina Joint-Venture Bank
    (SVB). Data on growth rate, size and structure of fund mobilization is used to find out feasible
    solutions and practical proposals to strengthen fund mobilization activity of SVB. Data is
    collected from the Financial Statements, Annual Business Reports of SVB and some other
    banks. Data is also collected from customer opinion survey on deposit services of SV B. Such
    research methods as generalizing, analyzing, comparing, SWOT analysis, diagrammatizing are
    used. The actual situation of fund mobilization activity of SVB including achievements,
    outstanding problems, strengths, weaknesses, opportunities and thread s to fund mobilization
    activities are identified and reflected in this thesis. Five solutions are given to strengthen fund
    mobilization activity of SVB.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Bối cảnh nghiên cứu
    Ngân hàng Shinhan Vina (SVB) là ngân hàng liên doanh giữa Ngân hàng Shinhan, Hàn
    Quốc và Ngân hàng T
    MCP Ngoại thương Việt Nam. SVB đư ợc thành l ập năm 1993, với sứ
    mệnh l à tăng cường quan hệ ngoại giao, xúc tiến quan hệ thương mại, đẩy mạnh hoạt động đầu
    tư giữa Hàn Qu ốc và Việt Nam. Hoạt độ ng chủ yếu của SVB là huy động vốn từ các tổ chức
    kinh tế và cá n hân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài h ạn cho các tổ chức và cá nhân, cung
    cấp các dịch vụ ngân hàng như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, séc, thẻ tín dụng, nhờ
    thu, bảo lãnh Khi m ới thành lập và hoạt động tại Việt Nam, hầu hết khách hàng c ủa Ngân
    hàng là các tổ chức và cá nhân Hàn Quốc đang hoạt động, công tác tại Việt Nam . SVB huy
    đ ộng vốn chủ yếu từ nhóm khách hàng này thông qua tài khoản của h ọ mở tại Ngân hàng bằng
    Đô la Mỹ. Các tập đo àn kinh tế lớn của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư lên
    đ ến hàng ch ục triệu Đô l a M ỹ như Samsung, Daewoo, LG, Hyundai, Posco, Doosan . là những
    khách hàng lớn của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng cũng huy động được vốn bằng n ội tệ và
    các loại ngoại tệ khác của các doanh nghiệp này qua doanh thu c ủa họ. Những năm gần đây,
    SVB đã thu hút được một số khách hàng là các cá nhân và các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy
    nhiên, nhóm khách hàng này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách hàng của Ngân hàng.
    Nói chung, nhóm khách hàng có yếu tố Hàn Quốc chủ yếu mở tài khoản v à giao d ịch với
    các ngân hàng có vốn đầu t ư Hàn Quốc như SVB và các chi nhánh Ngân hàng của Hàn Quốc tại
    Việt Nam như Ngân hàng Woori, Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc . Tuy vậy, cùng v ới sự phát
    triển của nền kinh tế, hệ thống NHTM của Việt Nam đã không ngừng phát triển về số lượng các
    ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch; về quy mô vốn của các ngân hàng;
    v ề chất lượng dịch vụ ngân hàng; về hoạt động marketing ngân hàng . Vì thế, nguồn vốn từ
    nhóm khách hàng Hàn Quốc có xu hư ớng dịch chuyển sang các ngân hàng trong nư ớc và các
    ngân hàng nước ngoài khác. Do mảng khách hàng truyền thống và đầy tiềm năng của SVB đ ã
    b ị chia s ẻ bởi các NHTM khác, hoạt động ngân h àng nói chung và hoạt động huy động vốn nói
    riêng c ủa SVB ngày càng khó khăn hơn.
    Trong khi đó, thị trường tiền tệ của Việt Nam lại không ổn định, tính liên kết và tương trợ
    trong h ệ thống ngân hàng còn hạn chế, sự cạnh tranh là không lành mạnh, thông tin về thị
    trư ờng thiếu minh bạch, khách hàng giảm sút niềm tin vào chính sách tiền tệ nói chung và vào
    h ệ thống ngân hàng nói riêng. Hơn nữa, nguồn lực về vốn của nền kinh tế bị phân tán qua nhiều
    kênh đầu tư khác nhau như đầu tư vào th ị trường chứng khoán, đầu tư vào bất động sản, đầu tư
    vào vàng và kim loại quý Thực tế này l àm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
    càng thêm khó khăn.
    Theo báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008, năm 2009 và năm 2010 của SVB, tốc độ tăng
    trư ởng vốn huy động bình quân qua các năm là 6%, 17% và 16%. Trong khi đó, theo số liệu
    được công bố bởi NHNN (Nguồn: website http://www.sbv.gov.vn), tăng trưởng vốn huy động
    của ng ành ngân hàng qua các năm tương ứng là 23,33%, 28,6% và 27,2%. Thêm vào đó, trong
    cơ c ấu vốn huy động của SVB cuối năm 2010, v ốn huy động bằng VND chiếm khoảng 35%,
    vốn huy động bằng các loại ngoại tệ chiếm khảng 65% trong tổng vốn huy động; vốn huy động
    của 100 khách hàng lớn đã chiếm 53,6% tổng số vốn huy động. Như vậy, hoạt động huy động
    v ốn của SVB b ộc lộ những vấn đề nội tại như t ốc độ tăng trư ởng vốn huy động thấp , cơ c ấu vốn
    huy đ ộng theo loại tiền huy động còn chưa cân đối , vốn huy động lại rất phụ thuộc vào s ố d ư
    ti ền gửi của một số khách hàng lớn.
    2. Lý do nghiên cứu
    Hoạt động huy động vốn đóng vai trò r ất quan trọng trong hoạt động
    c ủa các NHTM.
    Trong bối cảnh hiện nay, việc tìm ra các giải pháp để duy trì và phát triển nguồn vốn huy động
    cho các NHTM là m ột yêu c ầu rất cấp bách. Cho đến nay, đ ã có nhiều đề tài nghiên c ứu về hoạt
    đ ộng huy động vốn tại các NHTMNN, NHTMCP song các đề tài nghiên cứu về hoạt động
    huy đ ộng vốn tại NHLD còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có đề t ài nào nghiên c ứu về hoạt động huy
    đ ộng vốn của SVB.
    Tăng cường nguồn vốn huy động cho Ngân hàng là m ột trong những nhiệm vụ quan trọng
    mà Hội Đồng Quản trị của SVB giao cho Ban lãnh đạo của Ngân hàng nghiên cứu và tìm ra
    giải pháp. Đó cũng chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tác giả, với tư cách là
    một phó Giám đốc, với nhiều năm công tác và ph ụ trách mảng kinh doanh của SVB Chi nhánh
    Hà Nội.
    Hơn nữa, Chương trình Th ạc sỹ Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm do Khoa Quốc tế -Đại
    h ọc Quốc gia, Hà Nội và Đại Học Nantes của Pháp cung cấp các khối kiến thức chuyên sâu về
    lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào bảo hiểm thông qua 22 môn học của chương trình, với sự
    tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sỹ quốc tế v à Việt Nam . Chọn đề tài về lĩnh vực huy
    đ ộng vốn, tác giả có thể tận dụng được những kiến thức đã học của ch ương tr ình đ ể nâng cao
    chất lượng của luận văn.
    Xuất phát từ những thực tế trên đây, tác gi ả lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động huy
    động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina” làm đ ề t ài nghiên c ứu cho Luận văn thạc
    sĩ của mình. Đề tài được h ướng dẫn bởi PGS. TS. Hoàng Trần Hậu, phó Giám đốc Học viện Tài
    chính, Hà Nội, Việt Nam.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Trước hết, thông qua việc nghiên cứu về các hoạt động nói chung và ho ạt động huy động
    v ốn nói riêng của các NHTM, tác giả muốn đưa ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động
    đ ến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trong b ối cảnh hiện nay. Tiếp theo, tác giả tập
    trung phân tích th ực trạng hoạt động huy động vốn của SVB nhằm mục đích tìm ra các điểm
    mạnh, đi ểm yếu , cơ hội và thách thức đối với hoạt động này. Sau cùng, tác giả đưa ra những
    giải pháp khả thi và kiến nghị thiết thực để đẩy mạnh hoạt động h uy đ ộn g vốn của SVB.
    4. Câu hỏi nghiên cứu
    T ại sao tốc độ tăng trưởng vốn huy động của SVB thấp? T ại sao vốn huy động chủ yếu từ
    các tổ chức và bằng Đô la Mỹ? Tại sao vốn huy động chỉ tập trung vào m ột số khách hàng l ớn?
    Phải áp dụng những giải pháp gì đ ể đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB (nâng cao t ỉ lệ
    tăng trư ởng, tăng tỷ lệ huy động vốn bằng Đồng Việt Nam , đa d ạng hóa khách h àng tiền
    g ửi )?
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn, chủ yếu là huy động tiền gửi
    từ khách hàng của SVB. Phạm vi nghi ên c ứu của đề tài được giới hạn trong hệ thống SVB, gi ới
    h ạn trong những năm 2008, 2009, 2010 và chi ến lược đến năm 2015 .
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    Luận văn có giả thuyết là với việc áp dụng các giải pháp kh
    ả thi như gi ải pháp về
    phát triển
    mạng lưới giao dịch , áp d ụng chính sách lãi suất linh hoạt , đa dạng hóa các s ản phẩm dịch vụ,
    tăng cường hoạt động truyền thông, đổi mới chính sách nhân sự, SVB sẽ đẩy mạnh được hoạt
    đ ộng huy động vốn, mở rộng được đối tượ ng khách hàng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ các Báo cáo Tài chính, Báo cáo
    Tổng kết Hoạt động của SVB và m ột số NHTM khác như Indovina, Vidpublic Bank, Vinasiam
    Bank, Vietnam Rusia Bank, Vietcombank, ACB trong những năm gần đây. Số liệu cũng được
    tập hợp tr ên cơ sở thăm dò ý kiến của khách hàng tiền gửi tại SVB.
    Phương pháp tổng hợp: t ổng hợp số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động
    huy động vốn của SVB qua các năm 2008, 2009 và 2010; t ổng hợ p các số liệu về hệ thống
    mạng lưới giao dịch của một số NHTM đến tháng 09 năm 2011; tổng hợp đánh giá của khách
    hàng về sản phẩm và dịch vụ huy động vốn của SVB;
    Phương pháp biểu đồ: xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các
    b ảng , bi ểu để phản ánh thực trạng hoạt động huy động vốn của SVB.
    Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
    đ ộng vốn của các NHTM, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của SVB qua các năm
    2008, 2009 và 2010; so sánh ho ạt động huy động vốn của SVB với một số NHTM khác; Phân
    tích theo mô hình SWOT về hoạt động huy động vốn của SVB.
    8. K ết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương
    Chương I: Hoạt động huy động vốn của các NHTM
    Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại SVB
    Chương III: Giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB

    Chương I
    HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM
    1.1 Tổng quan về NHTM
    1.1.1 Khái niệm NHTM
    Theo Điều 4.2, Luật các Tổ chức Tín dụng của Việt Nam s ố 47/2010/QH12 ngày
    16/06/2010, ngân hàng được định nghĩa như sau: “Ngân hàng là lo ại hình tổ chức tín dụng có
    thể đ ược thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy đ ịnh của Luật này. Theo tính chất
    và mục tiêu ho ạt động, các loại hình ngân hàng bao g ồm ngân hàng thương mại, ngân h àng
    chính sách, ngân hàng hợp tác xã” .
    Liên quan đến khái niệm NHTM, do tính đặc thù trong các nền văn hóa, phong tục, tập
    quán hay luật lệ của các quốc gia, do tính đa dạng của các loại hình ngân hàng, do tính phức tạp
    của các nghiệp vụ ngân hàng, do c ả sự thay đổi thường xuyên c ủa các nghiệp vụ ngân hàng, các
    khái niệm về NHTM không hoàn toàn giống nhau g
    i ữa các quốc gia trên th ế giới:
    Theo Luật
    Ngân hàng của Đài Loan
    , thuật ngữ NHTM được hiểu là một ngân hàng mà các ch ức n ăng
    chính là nhận tiền gửi tài kho ản phát séc và c ấp tín dụng ngắn hạn. Theo Pháp Luật của Mỹ,
    NHTM được hiểu là m ột tổ chức cung cấp tài kho ản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo
    yêu cầu và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại. Theo Điều 4.3, Luật
    các Tổ chức Tín d ụng của Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, “Ngân hàng thương
    mại l à loại h ình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
    doanh khác theo quy định Luật này nhằm mục ti êu lợi nhu ận”.
    Qua các khái niệm về NHTM ở trên ta thấy để phân biệt với các doanh nghiệp hoạt động
    trong các lĩnh vực khác, tên giao d ịch của một NHTM nhất thiết phải có cụm từ “ngân hàng”
    ho ặc “NHTM” để chỉ ra NHTM l à một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực
    tài chính, tiền
    tệ. Ho ạt động chủ yếu và thư ờng xuy ên là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân,
    r ồi sử dụng nguồn vốn đã huy đ ộng được để cấp tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay
    v ốn và
    cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài kho ản v à các d
    ịch vụ tài chính ngân hàng khác cho
    khách hàng của mình. NHTM luôn lấy
    lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu c ần đạt được khi giao
    d ịch vớ i khách hàng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa NHTM với ngân h àng phát triển, ngân
    hàng chính sách.
    1.1.2 Ho ạt động chủ yếu của NHTM
    Có nhiều cách để phân chia hoạt động của các NHTM, tuy nhiên t heo Điều 4 .12, Luật các
    Tổ chức Tín d ụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Ho ạt động ngân h àng là vi ệc
    kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nh ận tiền gửi;
    b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài kho ản ”. Vì NHTM là tổ chức được
    thực hiện tất cả các hoạt động này và các hoạt động kinh doanh khác nên ta sẽ lần l ượt xem xét
    các nghiệp vụ c ơ bản này .
    Nh ận tiền gửi l à nghiệp vụ đầ u tiên của NHTM, nghiệp vụ này ra đời gắn liền với sự phát
    tri
    ển của các NHTM. Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất và thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
    ngu ồn vốn của một NHTM. NHTM mở tài khoản và giữ tiền cho các tổ chức và các cá nhân.
    Qua đó, NHTM có được nguồn vốn dồi dào để phục vụ cho các hoạt động cho vay và đầu tư.
    Về mặt pháp lý, n h ận tiền gửi là thỏa thuận giữa ngân hàng -tổ chức nhận tiền và khách hàng người gửi tiền thông qua hợp đồng tiền gửi về việc người gửi tiền sẽ đưa tiền cho ngân h àng
    vay trong một thời gian nhất định, ngân hàng sẽ phải trả l ãi ti ền gửi và gốc cho người gửi tiền
    theo lãi suất đã th ỏa thuận. Theo Điều 4.13, Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam số
    47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân
    dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
    chỉ tiền gửi, kỳ phiếu tín phiếu và các hình th ức nhận tiền gửi khác theo nguyên t ắc có hoàn tr ả
    đ ầy đủ tiền gốc, l ãi cho
    người gửi tiền theo thỏa thuận”.
    Sau khi nhận tiền gửi từ khách hàng, NHTM sẽ làm gì v ới số vốn huy động được, NHTM
    lấy đâu ra tiền để trả lại cho khách hàng cả vốn v à lãi tiền gửi? Câu trả lời chính là ho ạt động
    “cấp tín dụng” - một nghiệp vụ quan trọng của các NHTM. Theo Điều 4.14, Luật các Tổ chức
    Tín dụng Việt Nam số 47/2010/QH12 ng ày 16/06/2010: “C ấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ
    chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
    nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thu ê tài chính, bao thanh toán,
    b ảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
    Trong các hình thức cấp tín dụng này, cho vay là hình thức c ấp tín dụng ph ổ biến nh ất và
    luôn chi ếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ tín dụng của một NHTM. Thực hiện nghiệp v ụ cho

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Luật, Nghị định, Thông tư
    1. Luật các tổ chức tín dụng, 2010, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
    .
    2. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
    về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Thương m ại.
    3. Thông tư số 02/2011/TT -NHNN ngày 03/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đồng Việt Nam ”.
    4. Thông tư số 04/2011/TT -NHNN ngày 10/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    về “Quy định áp dụng lãi su ất trong trường h ợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn
    t ại tổ chức tín dụng ”.
    5. Thông tư số 09/2011/TT -NHNN ngày 09/04/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chứ c, cá nhân tại
    t
    ổ chức tín dụng”.
    6. Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    về việc “Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá
    nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
    7. Thông tư số 14/2011/TT -NHNN ngày 01/06/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    về “Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại
    t ổ chức tín dụng”.
    II. Sách, giáo trình, tài liệu
    1. Edward W. Reed PH.D, Edward K. Gill PH.D, Tổ chức bi ên dịch v à hi ệu đính
    PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Hồ Diệu, 2004, Ngân hàng thương m ại, Nhà xuất bản Thống
    Kê Hà Nội, 704 trang.
    2. Frederic S. Mishkin, người dịch: Nguyễn Quang Cư, PTS. Nguy ễn Đức Dỵ, 1995, Tiền
    t ệ, ngân hàng và thị tr ường tài chính , Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 955
    trang.
    3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (chủ bi ên), PGS.TS. Mai Văn Bạn, TS. Nguyễn Thị Kim
    Thanh, TS. Châu Đình Phương, TS. Phạm Hữu Hồng Thái , 2010, Giáo trình kinh tế
    tiền tệ ngân h àng , Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, 711 trang.
    4. Quý Long-Kim Thư, 2011, Kỹ năng quản lý ng ân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà
    Nội, 511 trang.
    5. TS. Trịnh Quốc Trung (ch ủ biên), ThS. Nguyễn Văn Sáu, ThS. Trần Ho àng Mai , 2009,
    Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Th ống k ê, Thành phố Hồ Chí
    Minh, 718 trang.
    6. Tiến sĩ Lê Vinh Danh, 2009,
    Tiền và ho ạt động
    ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông
    Vận tải, Hà N ội , 694 trang.
    7. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, Quy chế nội bộ.
    8. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, 2008, 2009, 2010, Báo cáo tài chính.
    9. Ngân hàng Liên doanh Shinhan Vina, 2007, 2008, 2009, 2010, Báo cáo tổng kết hoạt
    động.
    III. Các trang web
    1. Website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: http://www.sbv.org.vn
    2. Website của Hiệp hội Ngân h àng, Việt Nam: http://www.vnba.org.vn
    3. Website của Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina:
    http://www.svb.com.vn
    4. Website của Ngân hàng Indovina Bank:
    http://www.indovina.com.vn
    5. Website của Vietcombank: http://www.vcb.com.vn
    6. Website của Ngân hàng ACB: http://www.acb.com.vn
    7. Website của Ngân hàng Techcombank: http://www.techcombank.com.vn
    8. Website của Ngân hàng Vietinbank: http://www.vietinbank.com.vn
    9. Website của Ngân hàng BIDV: http://www.bidv.com.vn
    10. Website của Ngân hàng Vinasiam: http://www.vinasiam.com.vn
    11. Website của Ngân hàng Vietnam Russia Bank: http://www.vrbank.com.vn
    Website của Ngân hàng Vidpublic Bank: http://www.vidpublic.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...