Luận Văn Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp – giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng s

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp – giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông cửu long trong giai đoạn hiện nay





    1. Hướng nghiệp và tầm quan trọng của hướng nghiệp đối với học sinh đồng bằng sông Cửu Long
    Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), hướng nghiệp là “tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác”1. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp cho con người lựa chọn và xác định nghề nghiệp của bản thân trong cuộc sống tương lai trên cơ sở kết hợp chuyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu xã hội”2.
    Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thiết thực, là nội dung quan trọng trong việc giáo dục định hướng giá trị về việc làm và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên. Cố nhiên, việc làm và hướng nghiệp của thanh niên trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều được xã hội đặc biệt chú trọng và ngày nay được Đảng và Nhà nước ta xác định là vấn đế cấp bách trong công tác định hướng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Khi nhu cầu của xã hội ngày càng cần đến những người đáp ứng công việc trình độ cao và sự cân bằng giữa các ngành nghề, việc tư vấn nghề nghiệp đã thật sự trở thành vấn đề cần quan tâm. Theo một cuộc khảo sát việc làm của các sinh viên tốt nghiệp Đại học năm 2001 của Dự án Giáo dục Đại học (nguồn từ Bộ GD-ĐT) mới đây kết luận, có đến 57,34% số sinh viên ra trường phải học thêm các ngành nghề khác, thậm chí phải học lại các ngành nghề đã học trong trường, 58,05% phải học thêm tin học, 60,06% phải học thêm ngoại ngữ . để phù hợp hơn với sở thích nghề nghiệp, hoàn cảnh bản thân, hoặc để có thể phát triển nghề nghiệp, thích ứng với với yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi. Thực tế này đã gióng lên hồi chuông báo động đối với những người làm công tác giáo dục trong việc hướng nghiệp cho học sinh.
    Là một trong 6 vùng kinh tế của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm 13 tỉnh, với diện tích khoảng 39 734km², dân số là 17,5 triệu người. Đối với với ĐBSCL, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, công tác hướng nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đối với vùng kinh tế trọng điểm này:
    - Định hướng nghề nghiệp là một điều tối cần thiết ngay từ khi chúng ta còn trên ghế nhà trường, nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có cái nhìn nghiêm túc về điều này. Có không ít sinh viên ra trường lúng túng, không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết ngành học của mình sẽ ứng dụng vào những công việc cụ thể nào, trong khi đó việc hoạt động hướng nghiệp lại có vai trò rất quan trọng trong tương lai của các em học sinh, bởi "bạn sẽ không bao giờ đến đích nếu không biết đích đến là gì".
    - Công tác hướng nghiệp cho học sinh trước khi bước vào kỳ thi Đại học là rất cần thiết, bởi đây là thời điểm mà các bạn học sinh cần phải có những quyết định quan trọng của cuộc đời, với rất nhiều những băn khoăn, thắc mắc đang bày ra trước ngưỡng cửa tương lai. Để chia sẻ với các nhu cầu bức bách đó, chúng ta phải tổ chức hoạt động hướng nghiệ thông qua việc mời các chuyên gia về công tác tuyển sinh, đào tạo của Bộ GD-ĐT, của các trường ĐH-CĐ, các chuyên viên tư vấn tâm lý, sức khỏe học đường để giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin cho các em.
    - Những ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp là cực kỳ quan trọng đối với học sinh, phụ huynh. Việc tư vấn ngành nghề cho những học sinh ngay khi các bạn còn chưa tốt nghiệp THPT sẽ giúp các bạn hình thành những suy nghĩ một cách đầy đủ hơn về một môi trường mới, đó là môi trường ĐH, CĐ, TCCN, nơi các bạn học sinh có thể phát huy hết sở trường của mình để sau này cống hiến cho đất nước. Chính những ngày hội hướng nghiệp như thế này sẽ giúp các bạn học sinh giảm bớt những bỡ ngỡ trước bước ngoặt quan trọng của cuộc đời.
    - ĐBSCL là vùng kinh tế có trình độ, mặt bằng dân trí thấp nhất cả nước, nên công tác hướng nghiệp góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực của vùng kinh tế này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Học sinh ở vùng này thường bị “khát” thông tin, những hiểu biết về nghề nghiệp, ngành nghề còn rất mù mờ. Hơn nữa, thời gian qua các hoạt động hướng nghiệp ở đây diễn ra còn quá ít, trong khi nhu cầu lại rất lớn.
    2. Thực trạng công tác hướng nghiệp tại tại ĐBSCL
    Thời gian qua, ở khu vực ĐBSCL đã diễn ra nhiều hoạt động hướng nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với báo Tuổi trẻ, các hoạt động tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp do Đại học quốc gia Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn giải phóng tổ chức, thu hút hàng ngàn học sinh các trường THPT tại TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng tham dự. Chương trình giảng dạy môn Hướng nghiệp cũng được triển khai thực hiện một cách tích cực, lực lượng giáo viên giảng dạy môn học ngàycàng được nâng cao về chất Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp ở ĐBSCL thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khiếm khuyết nhất định:
    Thứ nhất, hoạt động giảng dạy môn Hướng nghiệp ở các trường phổ thông chưa đạt được hiệu quả cao, nội dung giảng dạy còn nhiều bất cập:
    Đến nay, chương trình sách giáo khoa mới được triển khai thực hiện liên tục từ lớp 1 đến lớp 11 và sang năm học 2008-2009 cũng đã được triển khai ở lớp 12. Trong chương trình mới có nội dung hướng nghiệp cho học sinh, được tổ chức từ lớp 9 đến hết bậc trung học phổ thông, nhằm hướng dẫn học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Đây là vấn đề thiết thực, bước đầu đã tạo nền tảng để học sinh định hướng được nghề nghiệp, đồng thời là bước khởi đầu để các em tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về nghề nghiệp ở bậc học THPT. Lợi ích là vậy nhưng hiện nay, nhiều trường đang gặp khó khăn khi triển khai giảng dạy hướng nghiệp khiến hiệu quả định hướng nghề nghiệp chưa đạt như mong muốn.
    Theo phản ánh của hầu hết giáo viên, chương trình sách giáo khoa mới khá nặng nề và hầu hết các trường khó đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu của chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp. Ông Ngô Phú Lỳ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ô Môn (TP. Cần Thơ), phân tích: “Việc triển khai môn hướng nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi hầu như các trường đều rơi vào tình trạng “2 không”: không giáo viên bộ môn, không điều kiện thực hành. Vì vậy, các tiết hướng nghiệp thường là dạy chay - học chay”.
    Thực tế hiện nay, vẫn chưa có trường lớp đào tạo chính qui đội ngũ giáo viên giảng dạy định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Vì vậy, các trường “chữa cháy” bằng cách phân công các thành viên trong ban giám hiệu hoặc những giáo viên dạy chưa đủ tiết theo qui định, chịu trách nhiệm giảng dạy hướng nghiệp. Giáo viên không chuyên, hiểu biết về nghề nghiệp hạn chế nên chất lượng giảng dạy môn hướng nghiệp không ổn định.
    Bên cạnh đó, mặc dù được đánh giá là khá tốt nhưng nội dung chương trình hướng nghiệp vẫn còn nhiều bất cập so với thực tế. Ông Đặng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THCS phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, nhận xét: “Một số nội dung của chương trình không phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Một số nội dung lại đi quá sâu vào chi tiết và đòi hỏi phải có phần minh họa thực tế nên giáo viên gặp khó khăn khi giảng dạy”.
    Hướng nghiệp là môn học chính thức nhưng ở môn học này, giáo viên chỉ đánh giá chứ không tính điểm nên nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học, chưa quan tâm đúng mức đến việc định hướng nghề nghiệp. Nhiều học sinh chỉ học cho có, hoặc tỏ ra hào hứng trong giờ học nhưng xong rồi lại bỏ qua, chẳng tìm hiểu gì thêm về các thông tin nghề nghiệp. Tất cả những hạn chế trên đang biến một môn học thực tiễn, quan trọng thành những giờ dạy - học “đối phó”. Đây là vấn đề mà ngành giáo dục cần xem xét để có hướng thực thi hiệu quả hơn.
    Thứ hai, hoạt động hướng nghiệp thường đi theo mô tuýp “Hướng trường nhiều hơn hướng nghiệp”:
    Gần đây học sinh ở vùng ĐBSCL có nhiều dịp để tiếp cận tìm hiểu thông tin ngành, nghề hơn nhưng dường như vẫn chưa thực sự thỏa mãn, còn học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì lại càng thiếu. Nhiều trường có tổ chức hướng nghiệp nhưng kiểu “làm cho có”, chạy theo phong trào và thực chất là hướng trường nhiều hơn hướng nghiệp. Theo Tiến sĩ Lưu Đức Tiến, “hướng nghiệp hiện nay chỉ là giới thiệu các trường. Thực ra hướng nghiệp là định hướng nghề nghiệp cho người đó, phải mất vài năm chứ không chỉ qua một bài trắc nghiệm mà thôi. Chọn nghề phải đánh giá trên cơ sở phù hợp với khả năng, tính cách và nhu cầu xã hội”3. Một số trường đại học ở vùng ĐBSCL đã đưa chuyên gia, cán bộ tuyển sinh tới trường phổ thông giới thiệu về trường và các ngành đào tạo, thực ra, mục tiêu ban đầu của họ chưa phải là hướng nghiệp mà là marketting về trường. Việc maketting thái quá sẽ khiến học sinh dễ bị cuốn vào sự hào nhoáng mà không tìm cách hiểu biết các thông tin nhiều chiều, dẫn tới lựa chọn sai.
    Thứ ba, hiệu quả hoạt động hướng nghiệp chưa cao, biểu hiện cụ thể ở tình trạng bỏ học ngày càng nhiều trong học sinh vùng ĐBSCL và phương pháp hướng nghiệp chưa khoa học, hợp lý:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...