Luận Văn Đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Triển vọng và giải pháp

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.
    Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.
    Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay.
    Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá tổng quát tình hình và xu thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong nhữg năm gần đây.
    Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.
    Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, thông kê, phân tích, đánh giá và so sánh.
    4. Bố cục khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương:
    Chương I: Du lịch và Những Vấn đề Cơ bản về Du lịch
    Chương II: Thực trạng Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990
    Chương III: Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010.
    Trong quá trình viết khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy cô cùng bạn bè góp ý, chỉ bảo cho kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
    Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn, Thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu quý giá cho bài khoá luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam và thầy cô khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã giúp đỡ để em hoàn thiện bài khoá luận này.


    CHƯƠNG I: DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH
    I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch
    1. Lịch sử của du lịch
    2. Bản Chất Của Du Lịch
    2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch
    2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia
    2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch
    2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường
    2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch
    3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch
    4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản
    II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển
    du lịch toàn cầu và khu vực
    1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
    2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới
    2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng
    2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục
    2.3 Triển vọng du lịch
    III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới
    1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ
    2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới
    3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực
    4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
    I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
    1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam
    2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam
    II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay
    và những vấn đề còn hạn chế
    1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch
    quốc tế Việt Nam
    1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế
    1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước
    2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế
    2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm
    2.2 Doanh thu du lịch
    2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
    2.3 Cơ sở vật chất của ngành
    2.4 Công tác Quy hoạch du lịch
    3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam
    3.1 Các vấn đề của ngành
    3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập
    3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện
    3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty
    du lịch
    3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
    3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng
    3.7 Một số vấn đề liên ngành

    CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
    I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
    và quan điểm phát triển
    1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam
    1.1 Nguồn lực nhân văn
    1.2 Nguồn lực thiên nhiên
    1.3 Dân cư và lao động
    1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng
    1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ
    1.6 Nguồn lực bên ngoài
    1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác
    2. Quan điểm phát triển
    2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung
    văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao
    2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn
    2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị
    và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá
    2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh,
    trật tự, an toàn xã hội
    II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển
    1. Mục tiêu tổng quát
    2. Mục tiêu cụ thể
    2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch
    2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch
    2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
    3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành
    3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch
    3.2 Về sản phẩm du lịch
    3.3 Về đầu tư phát triển du lịch
    3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng
    khoa học công nghệ
    3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường
    3.6 Về hợp tác quốc tế
    4. Định hướng phát triển các vùng du lịch
    4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ
    4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
    4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ
    III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện
    1. Giải pháp thực hiện
    1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý
    1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách
    1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
    1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch
    1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch
    1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế
    2. Tổ chức thực hiện
    2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan
    2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
    thành phố trực thuộc trung ương
    2.3 Các doanh nghiệp
    2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...