Tiểu Luận Đẩy mạnh giải ngân ODA trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đẩy mạnh giải ngân ODA trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công



    Lý thuyết tăng trưởng dựa vào đầu tư có thể kể đến là mô hình Harrod Domar (1946) và mô hình “hai khoảng cách” (two-gap model) của Hollis Chenery (1962). Các nhà kinh tế cho rằng sự thiếu hụt đầu tư (khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm) là hạn chế chính đối với tăng trưởng và thâm hụt thương mại là khoảng cách thứ hai gây cản trở cho sự phát triển nhất là ở những nước nghèo và đang phát triển. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), còn gọi là viện trợ nước ngoài, là một trong những dòng vốn bên ngoài có khả năng bù đắp “hai khoảng cách” trên. Khác với các nguồn vốn khác: FDI, vay thương mại từ dòng vốn quốc tế, kiều hối, tài nguyên xuất khẩu, . ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn lực công để chính phủ gia tăng đầu tư (một bộ phận của vốn đầu tư xã hội), cải cách chính sách và thể chế trong dài hạn, tạo động lực cho sự phát triển. Và lúc này, tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kết hợp từ nhiều khu vực cùng tham gia, tạo điều kiện giảm nghèo và bất bình đẵng giữa các tầng lớp dân cư.


    Nguồn lực từ bên ngoài không thể thay thế nội lực để thực hiện mục tiêu phát triển ở mỗi quốc gia trong nhiều thập niên nhưng sự thiếu hụt vốn đầu tư, kỹ năng, kiến thức, thể chế trong giai đoạn đầu phát triển ở các nước nghèo cho thấy tầm quan trọng của viện trợ. Dòng viện trợ không chỉ là nguồn vay có tính ưu đãi cao, nguồn ngoại tệ bổ sung mà còn là những hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, kinh nghiệm, và còn là chỗ dựa cho các kế hoạch thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ (mục tiêu của các nước tài trợ). VN là một trong những nước nghèo đang đối chọi với những trở lực trong tăng trưởng và hội nhập. Tranh thủ dòng vốn ODA là sự kết hợp giữa nỗ lực của người dân, Chính phủ với sự hỗ trợ từ bên ngoài để thiết lập và thực hiện chính sách phát triển theo hướng hiệu quả, kế thừa kỹ năng và công nghệ tiên tiến của thế giới.


    I.Quy mô và mức độ giải ngân nguồn vốn ODA ở VN

    II.Cắt giảm đầu tư công và vấn đề hấp thụ nguồn vốn ODA

    III.Một vài khuyến nghị trước mắt & lâu dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...