Tài liệu đẩy mạnh đào tạo tiểu thương ở các chợ truyền thống khu vực cầu giấy hà nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Đào tạo tiểu thương là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp, trau dồi pháp luật, nâng cao văn minh thương mại cho tiểu thương ở các chợ truyền thống nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ cả hiện tại và tương lai. Đào tạo tiểu thương có vai trò rất quan trọng đối với người tiểu thương nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Để đào tạo tiểu thương có hiệu quả cần đào tạo đầy đủ các nội dung về kiến thức, phẩm chất, kĩ năng, pháp luật và văn minh thương mại. Đồng thời phải lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp. Hơn nữa cần tổ chức đào tạo tiểu thương một cách khoa học, cần có sự xác định đúng mục đích của việc đào tạo, xác định đúng từng bước của quá trình đào tạo. Cầu Giấy là một trong các quận chiếm vị trí khá quan trọng trong sự phát triển chiến lược của thành phố Hà Nộị. Quận Cầu Giấy bao gồm rất nhiều chợ truyền thống cùng với các tiểu thương trong chợ đã và đang khẳng định vai trò hết sức to lớn của mình trong sự phát triển chung của quận. Việc đào tạo tiểu thương giúp các tiểu thương nắm bắt được những yêu cầu của công việc đồng thời nâng cao khả năng kinh doanh của tiểu thương. Tuy nhiên, việc đào tạo tiểu thương hiện nay còn rất nhiều hạn chế, hạn chế về cả nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo cũng như về công việc tổ chức đào tạo cho tiểu thương. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đẩy mạnh đào tạo tiểu thương ở các chợ truyền thống trên địa bàn quận Cầu Giấy căn cứ vào thực trạng công tác đào tạo tiểu thương, các nhân tố ảnh hưởng đến việc đào tạo tiểu thương ở các chợ truyền thống trên địa bàn quận Cầu Giấy, cùng với các dự báo về vấn đề này nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm giải pháp lớn bao gồm: (i) Đổi mới tư duy của các cấp; (ii) Nâng cao chất lượng phương pháp đào tạo kèm cặp, kết hợp với các phương pháp đào tạo tiểu thương khác; (iii)Phối hợp hình thức đào tạo tiểu thương bên trong chợ và đào tạo tiểu thương bên ngoài chợ; (v) Tăng cường nội dung đào tạo tiểu thương, nâng cao nhận thức của tiểu thương. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương về việc bố trí tổ chức công tác đào tạo tiểu thương. Từ tính cấp thiết của đề tài, với phạm vi nghiên cứu cụ thể và bằng phương pháp nghiên cứu thích hợp về cơ bản đề tài đã đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy vậy, công trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế và có nhiều vấn đề đặt ra cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và tất cả bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...