Luận Văn Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh. Đến nay cả nước đã có khoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã.

    Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanh chóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị. Việc xây dựng các công trình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực.
    Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn là chuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua. Không phải công trình nào cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hết các đô thị, từ đô thị đặc biệt như thủ đô Hà Nội cho tới các đô thị loại 5. Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp. Điều này đòi hỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức.

    Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2004. Cho tới nay, sau 5 năm hình thành và phát triển, Hoàng Mai đã đi lên và phát triển về nhiều mặt. Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên điạ bàn Quận. Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng: nhà cửa những người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng .đang ngày ngày đổi thay. Việc quản lý xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Với đội ngũ cán bộ mới, Quận mới gộp từ 14 phường của 9 xã Thanh Trì, 5 phường của Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đã và đang có những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng để thúc đẩy công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng nói riêng xứng đáng là một trong những Quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế của thành phố.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu và xem xét về công tác quản lý xây dựng của Quận Hoàng Mai em quyết định lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

    Quản lý xây dựng bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý cấp GPXD - trật tự xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị- VSMT. Trong đó hai mảng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng là đáng quan tâm nhất. Trên thực tế hai mảng này còn rất nhiều bất cập và cần thiết phải tìm giải pháp thúc đẩy sao cho có hiệu quả. Do đó, đề tài này em xin tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn 14 phường của quận Hoàng Mai. Trong đó gồm có từ khâu cấp phép xây dựng cho đến quản lý trật tự xây dựng - hậu cấp phép trong 3 năm gần đây (từ năm 2006-2008). Qua đó, tìm hiểu những mặt tốt và mặt hạn chế của công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng, nguyên nhân và qua đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận.

    Để thực hiện được những việc trên em đi trả lời cho những câu hỏi mà đề tài đặt ra như sau:
    - Các quy định, điều luật về cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng thế nào?
    - Thực trạng cấp phép của Quận Hoàng Mai như thế nào?
    - Thực trạng xây dựng diễn ra thế nào trên địa bàn Quận trong những năm từ 2006-2008?
    - Việc tuân thủ trật tự xây dựng của dân cư trên địa bàn Quận ở mức độ nào, thể hiện ở số các công trình xây dựng đúng phép, trái phép, sai phép, không phép là bao nhiêu trên tổng số GPXD đã cấp?
    - Cán bộ cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng Quận thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng thế nào?
    - Khó khăn còn tồn tại trong khâu cấp phép và quản lý trật tự xây dựng là do đâu?
    - Công tác khắc phục và nâng cao hiệu quả để đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận được đưa ra như thế nào?
    Việc phân tích đề tài này em xin sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
    + Thống kê.
    + Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp.
    + So sánh số liệu theo thời gian và không gian.
    + Vẽ biểu đồ phân tích số liệu.

    Kết cầu đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luật có các phần sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp GPXD.
    Chương 2: Thực trạng công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai
    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG 4
    1. Quản lý xây dựng đô thị 4
    1.1. Khái niệm. 4
    1.2. Nội dung 4
    1.3. Đặc điểm 5
    2. Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch 6
    2.1. Khái niệm quy hoạch xây dựng 6
    2.2. Các loại quy hoạch xây dựng 7
    2.3. Quy hoạch xây dựng ở đô thị 8
    2.3.1. Quy hoạch chung xây dựng đô thị. 8
    2.3.2. Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 9
    2.4. Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 10
    3. GPXD (GPXD). 10
    3.1. Khái niệm 10
    3.2. Thẩm quyền cấp GPXD 14
    3.3. Quy trình cấp GPXD. 14
    3.4. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng 18
    3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD 19
    3.6. Cơ sở của việc cấp GPXD. 20
    4. Quản lý trật tự xây dựng 20
    4.1. Khái niệm 20
    4.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 21
    4.2.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng 21
    4.2.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng 22
    4.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng 24
    4.4. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng. 25
    4.4.1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện 25
    4.4.2. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn 26
    4.4.3. Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn. 26
    4.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng 30
    4.4.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản 30
    4.4.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30
    4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị 30
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 32
    1. Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai 32
    1.1. Điều kiện tự nhiên 32
    1.1.1.Vị trí địa lý 32
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên 32
    1.1.3.Tài nguyên đất 33
    1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 38
    2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của quận Hoàng Mai 39
    2.1. Hệ thống cấp nước 39
    2.2. Hệ thống thoát nước 39
    2.3. Hệ thống chiếu sáng 40
    2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 40
    3. Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. 42
    3.1. Phòng Quản lý đô thị. 44
    3.2. Thanh tra xây dựng 46
    4. Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và quận Hoàng Mai. 48
    4.1. Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội 48
    4.2. Thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Quân Hoàng Mai 49
    5. Những kết quả vê công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 55
    6. Kết quả thực hiện tranh tra trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai. 60
    7. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận. 62
    7.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch. 62
    7.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư 63
    7.3. Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng. 64
    7.4. Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng. 64
    7.5. Hạn chế từ công cụ pháp luật 65
    7.6. Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động. 66
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 67
    I- Phương hướng hoạt động trong năm 2009 và 2010. 67
    II- Giải pháp 69
    1. Công tác quy hoạch 69
    2. Chủ đầu tư 70
    3. Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 70
    4. Tổ chức cán bộ chuyên môn tranh tra xây dựng 70
    5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 71
    6. Công tác tuyên truyền vận động 72
    III. KIẾN NGHỊ 74
    KẾT LUẬN 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...