Thạc Sĩ Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    *Phần mở đầu:
    1. Lý do chọn đề tài.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    5. Kết cấu luận văn
    *Phần nội dung:

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN TẠI TP. HCM.

    1.1.Các khái niệm về cổ phần hóa.
    1.1.1 Cổ phần hóa.
    1.1.2 Cổ phần hóa DNNN.
    1.2.Sự cần thiết cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam.
    1.2.1 Cổ phần hoá DNNN là một xu thế tất yếu.
    1.2.2 Cổ phần hóa DNNN là một giải pháp ưu việt.
    1.2.3 Những lợi ích trong việc thực hiện CPH.
    1.3.Xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
    1.3.1 Khái niệm về giá trị doanh nghiệp.
    1.3.2 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để CPH.
    1.4.Quá trình thực hiện CPH các DNNN tại TP.HCM thời gian qua.
    1.4.1 Tình hình chung.
    1.4.2 Thực trạng các DNNN tại TP.HCM.
    1.4.3 Kết quả thực hiện CPHù các DNNN tại TP.HCM.
    1.4.4 Những tồn tại, vướng mắc.
    1.4.4.1 Về nhận thức.
    1.4.4.2 Về cơ chế chính sách CPH.
    1.4.4.3 Những tồn tại của doanh nghiệp sau CPH.
    1.5.Kinh nghiệm CPH ở các nước trên thế giới và bài học
    kinh nghiệm cho VN.
    1.5.1 Thực hiện CPH ở Trung Quốc.
    1.5.2 Tư nhân hoá ở Nga và Cộng hòa Séc.
    1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho VN.

    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ DNNN TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN.
    2.1.Giới thiệu về Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
    2.1.1.1 Quá trình hình thành.
    2.1.1.2 Quá trình phát triển.
    2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy.
    2.1.2.1 Chức năng.
    2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
    2.1.2.3 Tổ chức bộ máy.
    2.1.3 Thành quả đạt được.
    2.2.Thực trạng cổ phần hoá DNNN tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    2.2.1 Tình hình thực hiện CPH tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    2.2.2 Tình hình CPH ở các đơn vị tiêu biểu thuộc Tổng Công ty Du lịch
    Sài Gòn.
    2.2.2.1 Cụm khách sạn Quê Hương.
    2.2.2.2 Công ty Vận chuyển Saigontourist.
    2.2.2.3 Công ty Du lịch Tân Định (Fiditourist)
    2.2.3 Những kết quả đạt được.
    2.2.4 Những tồn tại vướng mắc.
    2.2.5 Những bài học kinh nghiệm.

    CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP. HCM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CPH TẠI TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN.
    3.1.Định hướng phát triển du lịch TP. HCM đến 2010.
    3.1.1 Mục tiêu.
    3.1.2 Các biện pháp phát triển du lịch TP. HCM đến 2010.
    3.2.Chiến lược phát triển của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đến 2010.
    3.2.1 Mục tiêu.
    3.2.2 Chiến lược phát triển.
    3.3.Các giải pháp đẩy mạnh CPH tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô.
    3.3.1.1 Xây dựng Luật cải cách DNNN và hoàn thiện các văn bản pháp
    lý.
    3.3.1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp.
    3.3.1.3 Đối tượng, phương thức và tỷ lệ mua bán cổ phần lần đầu.
    3.3.1.4 Chính sách hỗ trợ tài chính.
    3.3.1.5 Tăng cường quản trị doanh nghiệp sau CPH.
    3.3.2 Nhóm giải pháp của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    3.3.2.1 Xử lý tài sản khi tiến hành cổ phần hoá DNNN.
    3.3.2.2 Xử lý công nợ khi tiến hành cổ phần hoá DNNN.
    3.3.2.3 Giải quyết lao động dôi dư.
    3.3.2.4 Quỹ hỗ trợ cổ phần hoá DNNN.
    3.3.2.5 Khắc phục những biểu hiện tâm lý tiêu cực, cản trở của
    người lãnh đạo, quản lý DNNN.
    3.3.2.6 Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBCNV.
    3.3.2.7 Tăng cường vai trò của tổ chức Đảng trong Công ty cổ phần.

    *Phần kết luận.
    *Phụ lục.
    *Tài liệu tham khảo.


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là giải pháp quan trọng
    mà nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Ngay những quốc gia có nền kinh tế phát
    triển, với phương thức quản lý tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ cũng áp dụng. Cổ phần
    hoá các DNNN là chủ trương lớn, là giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước
    Việt Nam (VN) trong tiến trình sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế nhà nước.
    Hơn 10 năm thực hiện, thí điểm từ giữa năm 1992 đến thực hiện chính thức
    năm 1996, kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hoá (CPH) cơ bản là tích cực.
    Qua đó, đã giảm bớt DNNN kinh doanh kém hiệu quả, hình thành loại hình doanh
    nghiệp đa hình thức sở hữu, thu hút vốn và kinh nghiệm của nhà đầu tư và người lao
    động vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo động lực mới, phát huy quyền
    tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, cho đến nay tốc độ thực hiện CPH ở VN nhìn chung vẫn còn
    chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Nhiều vướng mắc đã phát sinh không chỉ
    trong quá trình tổ chức thực hiện mà còn đối với các doanh nghiệp đã được CPH.
    Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã
    không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, và ngày càng thể
    hiện vai trò đầu tàu trong ngành du lịch VN. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu và
    đánh giá việc thực hiện CPH tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn có ý nghĩa quan
    trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hơn nữa, việc tìm
    hiểu CPH tại một Tổng Công ty 90 càng có ý nghĩa to lớn góp phần thành công cho
    việc thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng
    CSVN khoá IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
    DNNN.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác cổ
    phần hoá tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn” làm luận văn tốt nghiệp, với mong
    muốn góp một phần công sức nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình CPH các đơn vị trực
    thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn trong thời gian tới.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Mục đích của đề tài là tổng hợp lại một cách có hệ thống lý thuyết, phân tích
    đánh giá việc thực hiện CPH trong thời gian qua, thông qua thực tế CPH những năm
    gần đây tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nói riêng, cũng như ở Thành phố Hồ Chí
    Minh (TP.HCM) nói chung. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và vướng mắc mà các
    doanh nghiệp đang gặp phải để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến
    trình CPH.


    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Trong khuôn khổ đề tài tôi chọn Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – một Tổng
    Công ty 90 dạng đặc biệt, là đơn vị hàng đầu trong ngành du lịch VN, đã thực hiện
    chủ trương CPH làm địa điểm nghiên cứu đề tài này. Tại đây, theo đánh giá của các
    chuyên gia trong lĩnh vực CPH thì Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã đề ra những
    biện pháp tiến hành CPH rất tốt trong năm 2004 và đã được lãnh đạo UBND
    TP.HCM biểu dương khen thưởng tại hội nghị về công tác CPH của TP.HCM.
    Trong giới hạn của đề tài, chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá các khía cạnh
    liên quan đến công tác CPH các DNNN trong hệ thống Tổng Công ty Du lịch Sài
    Gòn đến 30/06/2005. Do đó, những quy định của Nhà nước liên quan đến công tác
    CPH các DNNN được áp dụng và đề cập trong luận văn này, là những văn bản pháp
    quy được ban hành từ trước đến nay.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Đây là đề tài nghiên cứu thực trạng để tìm ra các giải pháp, do đó phương
    pháp nghiên cứu chủ yếu là:
    - Phương pháp phân tích khoa học: phân tích lý luận, tổng hợp, thống kê,
    diễn dịch, quy nạp và logich nhằm đánh giá những tồn tại trong tiến trình CPH tại
    Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục.
    - Phương pháp so sánh: tìm hiểu và nghiên cứu tình hình CPH ở một vài nước
    trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho VN.

    5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.
    Luận văn có 68 trang, không kể phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài
    liệu tham khảo. Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
    * Chương 1: Giới thiệu về những khái niệm và sự cần thiết của CPH các
    DNNN tại VN; Tình hình CPH các DNNN tại TP.HCM trong thời gian qua; Kinh
    nghiệm CPH của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho VN.
    * Chương 2: Giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của
    Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; Thực trạng công tác CPH các DNNN tại Tổng Công
    ty Du lịch Sài Gòn.
    * Chương 3: Định hướng phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2010 và các
    giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác CPH tại Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.
    Tóm lại, CPH các DNNN đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, gây nhiều chú ý
    và tranh cải của mọi người. Vì thế một số quan điểm vẫn chưa được thống nhất giữa
    các ngành các cấp có liên quan. Do vậy, đề tài này chỉ mong đóng góp những ý kiến
    cá nhân về một xu hướng trong phát triển kinh tế của đất nước, tất nhiên sẽ không
    tránh khỏi những thiếu sót và phiến diện trong phân tích và đánh giá. Kính mong
    nhận được sự đóng góp và bổ sung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...