Thạc Sĩ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG
    LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
    1.1. Doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp 5
    1.2. Cơ sở về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13
    1.3. Các công cụ để lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh . 23
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐO LƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG
    TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐO LƯỜNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC
    CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG .
    299
    2.1. Tổng quan về ngành đo lường 29
    2.2. Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 34
    2.3. Thực trạng dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ 37
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH
    VỤ ĐO LƯỜNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP
    QUỐC PHÒNG . . 63
    3.1. Dự báo nhu cầu ngành và mục tiêu phát triển dịch vụ đo lường của Viện
    Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 63
    3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường của
    Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 68
    KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

    BQP Bộ Quốc phòng
    CNQP Công nghiệp Quốc phòng
    KHCN Khoa học Công nghệ
    KH&CN Khoa học và Công nghệ
    KT-XH Kinh tế - Xã hội
    NSNN Ngân sách nhà nước
    SXQP Sản xuất Quốc phòng
    TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    TTĐL Trung tâm Đo lường
    VCN Viện Công nghệ
    PTĐ Phương tiện đo
    VILAS Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam
    (Vietnam Laboratory Accreditation Scheme)
    VMI Viện Đo lường Việt nam
    (Vietnam Metrology Institute)
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1: Ma trận các yếu tố bên trong/bên ngoài 26
    Bảng 1.2: Ma trận SWOT 27
    Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng PTĐ, mẫu thử do VCN thực hiện 37
    Bảng 2.2: Tổng hợp doanh thu dịch vụ đo lường của VCN 38
    Bảng 2.3: Số lượng sản phẩm dịch vụ đo lường của VCN 47
    Bảng 2.4: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 51
    Bảng 2.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh 58
    Bảng 2.6: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) 61
    Bảng 3.1: Ma trận SWOT 69


    Hình 1.1: Mô hình quản trị của Stephen J.Caroll và Dennis J.Gillen 7
    Hình 1.2: Các nhân tố chủ yếu của môi trường marketing 11
    Hình 1.3: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh 14
    Hình 1.4: Lực lượng cạnh tranh trong ngành 21
    Hình 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị của Porter M.E 23
    Hình 2.1: Tổ chức hoạt động Đo lường trong Quân đội 33
    Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện Công nghệ 35
    Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý dịch vụ đo lường của VCN 40
    Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu trình độ lao động ngành đo lường của VCN 41
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa sản xuất nhỏ lên
    sản xuất lớn và cũng là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của nước ta trong
    giai đoạn hiện nay. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
    Đảng XII khi xác định một trong các phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm, giai
    đoạn 2016 - 2020 là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm
    đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cả một quá trình lâu dài, cần được thực
    hiện thông qua nhiều bước và thực hiện toàn diện trên nhiều mặt, trong đó không
    thể thiếu ngành Đo lường.
    Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc phát triển Doanh nghiệp KHCN
    và Đề án tái cấu trúc các doanh nghiệp Quân đội giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ
    Quốc phòng, các nhà máy sản xuất Quốc phòng đã và đang thực hiện tái cơ cấu, xây
    dựng cơ chế quán lý phù hợp với Luật Doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp tự
    chủ trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật. Không thể đi ngược xu
    thế, Viện Công nghệ cũng cần có những nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù
    hợp để đồng bộ với sự thay đổi của các doanh nghiệp Quốc phòng
    Trong các lĩnh vực hoạt động của Viện Công nghệ thì đo lường là một
    ngành thế mạnh, do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường là một
    công việc mang tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Việt Nam đang thực hiện chính sánh phát triển theo hướng công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế mở và hội nhập. Khi tham gia sân chơi quốc tế
    thì các doanh nghiệp của Việt Nam cũng phải chấp nhận thực hiện theo các tiêu
    chuẩn quốc tế. Ngoài việc thống nhất chất lượng thông qua các văn bản pháp quy,
    Nhà nước và Chính phủ còn trú trọng tới việc đầu tư, xây dựng rất nhiều cơ sở đo
    lường để thực hiện công tác quản lý và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 2

    Mặc dù cung cấp dịch vụ đo lường là một ngành đặc biệt, nhưng cũng
    không thể nằm ngoài quy luật chung. Các cơ sở cung cấp dịch vụ đo lường cũng cần
    tổ chức quản lý sao cho hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như điều chỉnh
    giá thành dịch vụ, nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có công
    trình nghiên cứu về chủ để này. Do vậy, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu lý
    luận và thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất
    lượng cung cấp dịch vụ đo lường tại Viện Công nghệ - Tổng cục CNQP, nhằm nâng
    cao khả năng cung cấp dịch vụ cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao hơn từ việc cung
    cấp dịch vụ đo lường.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích xuyên suốt đề tài là tìm ra các giải pháp phù hợp và có tính khả
    thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ -
    Tổng cục CNQP để đơn vị có thể đáp ứng yêu cầu về việc tìm kiếm doanh thu nhằm
    tự chủ một phần tài chính, tiến tới hạch toán hoàn toàn.
    Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
    Thứ nhất là hệ thống hoá cơ sở lý luận.
    Thứ hai là đánh giá thực trạng của ngành đo lường nói chung và tìm ra các
    điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện dịch vụ đo lường của Viện Công nghệ.
    Thứ ba là trên cơ sở các điểm mạnh điểm yếu ở trên, kết hợp với việc xác
    định mục tiêu của đơn vị để đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao
    năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường tại Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp
    Quốc phòng trong giai đoạn mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu các nội dung tổng quan về công tác quản trị doanh doanh
    nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực đo lường nói riêng.
    Sau khi có lý luận cơ bản, đề tài tập trung đánh giá phân tích vào đối tượng
    chính là Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong phạm vi hoạt
    động tổ chức, triển khai thực hiện dịch vụ đo lường. 3

    Từ các nội dung nghiên cứu được sẽ đưa ra các giải pháp trong công tác
    quản trị, đặc biệt là các giải pháp marketing mix cho ngành dịch vụ đo lường tại
    Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong bối cảnh hội nhập và
    cạnh tranh toàn cầu, kết hợp với chủ trương tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở lý thuyết thu thập thực tế tại đơn vị cũng như qua trao đổi, trò
    chuyện, ý kiến phát biểu trong hội thảo, bàn tròn khoa học, lấy nhận x t phản biện
    hoặc phỏng vấn các cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm công tác lâu năm có trình
    độ am hiểu ở những mức độ khác nhau, trên các khía cạnh về dịch vụ đo lường.
    Tham vấn các chuyên gia thuộc nhiều đơn vị: Cơ quan quản lý nhà nước; Các tổ
    chức và những người trực tiếp làm công tác đo lường trong và ngoài quân đội; Các
    cán bộ phụ trách và các kiểm định viên, để tìm ra những yếu tố tác động tới dịch vụ
    đo lường nhằm xây dựng các giải pháp hợp lý để nâng cao chất lượng cung cấp dịch
    vụ đo lường.
    Trong phương pháp này luôn tôn trọng tính tự do tư tưởng của các chuyên
    gia để lấy được các thông tin chân thực và khách quan.
    Về thực nghiệm: Nghiên cứu lý luận dựa trên các văn bản pháp quy về
    công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, cũng như các chủ trương, chính sách
    của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành liên quan.
    Tổng hợp, thống kê các số liệu có liên quan tới đề tài tại Bộ Khoa học và
    Công nghệ; Tổng cục TC-ĐL-CL; Cục TC-ĐL-CL/Bộ Quốc phòng; Cục Quản lý
    Khoa học Công nghệ/Tổng cục CNQP; Trung tâm Đo lường/VCN; Các Doanh
    nghiệp Quốc phòng và các doanh nghiệp ngoài quân đội.

    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Đề tài có tính thực tiễn cao do tính thời sự và khả năng ứng dụng của nó
    trong thực tế. Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng cho Viện Công nghệ trong
    việc đánh giá một cách khoa học và có thể đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng
    cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ đo lường của một đơn vị Quân đội thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện tại: Thứ nhất là việc các chủ
    trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã định hướng xây dựng nước ta thành
    một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Thứ hai là ngành đo lường đang ngày
    càng được quan tâm, trú trọng hơn để có thể đáp ứng và song hành cùng sự lớn
    mạnh của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba là việc các doanh nghiệp Quốc
    phòng đã và đang tái cấu trúc để có thể vừa đáp ứng các nhiệm vụ an ninh quốc
    phòng, vừa có thể tranh thủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các hoạt
    động kinh tế Quốc phòng, góp phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.
    Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường của Viện Công
    nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là một yêu cầu bức thiết không chỉ trước
    m t mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm tạo ra những bước chuyển biến
    mạnh mẽ trong công tác xây dựng tiềm lực KH&CN đáp ứng yêu cầu xây dựng và
    phát triển CNQP nói chung và Viện Công nghệ nói riêng.

    7. Cơ cấu của luận văn
    Luận văn được chia thành 03 chương có nội dung như sau:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
    của doanh nghiệp
    - Chương 2: Tổng quan về ngành đo lường và thực trạng tổ chức dịch vụ đo
    lường của Viện Công nghệ - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
    - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ đo lường của
    Viện Công nghệ-Tổng cục CNQP
     
Đang tải...