Tiến Sĩ Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng Công ty ximăng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng Công ty ximăng Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
    Mở đầu . 1
    Chương 1 4
    Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 4
    1.1. Cổ phần hoá và tính tất yếu khách quan cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường . 4
    1.1.1. Quan niệm về cổ phần hóa và thực chất cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 4
    1.1.1. 1. Quan niệm về cổ phần hóa . 4
    1.1.1.2. Thực chất cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 6
    1.1.2. Tính tất yếu khách quan cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước 8
    1.2. Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam . 17
    1.2.1. Đặc điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam 17
    1.2.2. Nội dung cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam 19
    1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam 24
    1.2.3.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên 24
    1.2.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội 25
    1.2.3.3. Các nhân tố về đặc điểm ngành nghề 26
    1.3. Kinh nghiệm về cph dnnn của trung quốc và của Tổng công ty điện lực việt nam. 28
    1.3.1. Tổng quan kinh nghiệm 28
    1.3.1. 1. Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc . 28
    1.3.1.2. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở Tổng Công ty Điện lực Việt Nam . 30
    1.3.2. Những bài học rút ra cho Tổng công ty Xi măng Việt Nam khi nghiên cứu kinh nghiệm về cổ phần hoá DNNN của Trung Quốc và Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 31
    Chương 2 34
    Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam 34
    2.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty xi măng Việt Nam . 34
    2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Xi măng Việt Nam 34
    2.2. Hiện trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 46
    2.2.1. Hiện trạng CPH các doanh nghiệp từ năm 1998 đến năm 2004 46
    2.2.1.1. Các đơn vị thực hiện CPH từ năm 1998 đến năm 2001 . 46
    2.2.1.2 Các đơn vị thực hiện CPH từ năm 2002 đến năm 2004 47
    2.2.2 Hiện trạng CPH các doanh nghiệp từ năm 2005 đến nay . 50
    2.2.2.1. Các đơn vị cổ phần hóa năm 2005 và năm 2006: 50
    2.2.2.2. Các đơn vị cổ phần hóa năm 2007 57
    2.3 Đánh giá thực trạng quá trình cph các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam . 61
    2.3.1 Thành tựu đạt được . 61
    2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình CPH các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam 64
    2.3.2.1. Những hạn chế 64
    2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình CPH các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam . 65
    Chương 3 69
    phương hướng và những giảI pháp nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 69
    3.1 Phương hướng nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 69
    3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Xi măng Việt Nam . 69
    3.1.2. Định hướng đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam . 74
    3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam 77
    3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 77
    3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô . 80
    3.2.3. Nhóm giải pháp sau cổ phần hóa . 85
    Kết luận 92
    Danh mục tài liệu tham khảo . 95
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Kể từ đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Đảng chủ trương đa dạng hoá hình thức sở hữu, trong đó có việc đổi mới DNNN mà cổ phần hoá là hình thức đem lại hiệu quả cao, kích thích, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển.
    Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN đã bộc lộ nhiều bất cập, hoạt động kém hiệu quả, chưa thực sự xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN chiếm phần vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, cán bộ chuyên môn được đào tạo cũng tập trung chủ yếu ở DNNN. Các DNNN chiếm lĩnh các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế như dầu khí, ngân hàng, điện, khai khoáng,v.v . Với nhiều thế mạnh như vậy nhưng DNNN vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò nàng cốt của chúng trong nền kinh tế. Việc sắp xếp, đổi mới DNNN để loại hình này thực sự trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đổi mới DNNN càng trở nên cập bách.
    Xi măng là một trong những ngành quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội, là một trong các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần không nhỏ trong đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành sát sao và có hiệu quả của Chính phủ, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã và đang tong bước trưởng thành, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu xi măng của xã hội và đảm bảo vai trò điều tiết, dẫn dắt thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.
    Từ năm 1998, Tổng công ty Xi măng Việt Nam bắt đầu triển khai việc CPH các doanh nghiệp với bước đI thử nghiệm đầu tiên và sau đó triển khai sâu rộng khắp trong Tổng công ty. Mục tiêu của Tổng công ty Xi măng Việt Nam là CPH hầu hết các DNNN thành viên không phân biệt quy mô với các mức độ khác nhau về cổ phần của nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua, việc tiến hành CPH các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty còn diễn ra chậm chạp, hiệu quả thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp chưa có giảI pháp xúc tiến CPH doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” để tìm hiểu các nguyên nhân làm chem. tiến trình CPH.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Cổ phần hoá DNNN là vấn đề mới không chỉ với Việt Nam mà còn với cả nhiều nước trên thế giới nói chung. Là nước đang phát triển với những bước chuyển đổi ban đầu sang nền kinh tế thị trường nên quá trình CPH của Việt Nam chủ yếu đang thực hiện với các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề CPH DNNN đang được quan tâm.
    Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về CPH DNNN, nhưng nghiên cứu về những giải pháp nhằm đẩy mạnh CPH DNNN thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – khi đã có nhiều thay đổi trong chính sách của Nhà nước cho phù hợp thực tiễn thì chưa có tác giả nào đề cập đến.
    Với luận văn này, tác giả xin được trình bày hệ thống và toàn diện vấn đề nêu trên dưới góc độ kinh tế chính trị.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm CPH DNNN của nước ngoài và Việt Nam và thực trạng CPH DNNN trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam hiện nay để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Lấy việc CPH DNNN thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam là đối tượng nghiên cứu.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các giảI pháp nhằm đẩy mạnh CPH DNNN trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp.
    6. Những đóng góp của luận văn:
    - Thấy rõ thực trạng, những bất cập, tồn tại cản trở tiến trình CPH DNNN trong Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
    7. Tên và kết cấu của luận văn:
    - Tên luận văn: “Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”.
    - Kết cấu luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, được chia thành 3 chương:
    Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam
    Chương 2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Xi măng Việt Nam
    Chương 3. Phương hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...